tính mình hay lững thững, nhiều lần vì thế, chỉ biết chưng hửng nhìn những nhân duyên cơ sự trôi qua mà lệ rưng rưng.
đầu năm mới, chỉ muốn thay đổi một chút, đặng mong vinh thân phì gia, không ít ra cũng không còn lâm vào cảnh miệng tay ba hoa mà suốt ngày húp cháo hoa gặng sống.
sáng mồng một, mình quyết định đi mua cái... kìm.
thực ra mình dự tính mua cái kìm (hay kiềm) này, có mười tám ngàn bạc năm hai ngàn không trăm mười lăm, từ mấy năm trước, khi mình phát hiện cái lò xo xe máy ghim đồ, trớt quớt, hỏng xừ nó lâu rồi. mình đã bấm tay nhẩm tính rằng, mua cái kìm sửa chả lợi bằng thay luôn cái xe, vừa sang chảnh lại còn có dịp mà vênh mặt tự hào với chúng bạn. nhưng ngặt nỗi, hoa đào cười với gió đông cũng đã mấy độ, có lẽ đến ba bốn năm, mình quên khuấy luôn chuyện cái kìm, mà xe máy thì sửa mãi xài tạm thôi, chớ chưa vất đi được. chuyện mình nghèo và thường hàn ôn những hoang hoải áo cơm, đến cả cái con buôn ở quán cà phê thường bán với giá mười ngàn nay thành mười hai ngàn nó cũng lắc đầu chào thua mỗi lần mình phun nước miếng. nên thây kệ, để lâu cờ-ứt-sắc tờ-trờ-lâu hóa bùn nó vậy.
sáng nay, mình đã sửa được cái lò xo xe máy, cái lò xo đệm. tiếc là, nó chẳng phải vạn năng, chiếc kìm không chắn được mấy liếp cửa, nơi hoang hoác gió thốc mỗi mùa mưa dầm, nơi thỉnh thoảng từng giọt đổ ào, xuyên thấm, nơi lũ chuột đói khát vẫn bệ vệ lủ khủ lỏn vào. nhưng mà thôi, dần dần rồi tính.
kẻ lười nhác bao giờ cũng ôm trong đầu một đống kế hoạch. mình thì lúc nào cũng tự hứa sẽ take action, mần ăn chi đó, làm gì đấy đáng để khua chiêng gõ mõ khắp chốn. nhớ lại cả đống đô-man (domain) với cả chồng projects dang dở, bỗng thấy ngậm ngùi thê lương cho những dự định dị hợm. nhưng mà thôi, vẫn còn biết trở trăn là may phúc rồi. họa vô đơn chí, phúc chắc bất trùng lai. chưa vô cảm, may vô hạn! ông thiên di hết chúng mày, những mong thân nhẹ gánh
chiều mồng một tết dương lịch, sẽ lại vừa lên kế hoạch, vừa vứt đi những dự định hời hợi, tranh thủ lẩm bẩm tính ngày khai bút cho... 2016 resolutions. một vòng quanh quanh dzậy đó. haizzzz!
1/1/2015
Showing posts with label Nhảm. Show all posts
Showing posts with label Nhảm. Show all posts
Sunday, January 1, 2017
Monday, December 26, 2016
thằng bắc
gần tết, tự nhiên nhớ thằng bắc, nó mất năm 2000 sau nhiều năm chẩn đoán hở van tim. năm đấy mình học lớp 11. nhà nó nghèo, có mỗi ba thứ ăn được mà bọn mình vẫn hay xơi trộm, chát òm, lá ổi non chấm muối, quả dây mây nhì nhằng gai, gỡ bắt mệt, chua loét, quả duối thỉnh thoảng mới thấy chín vàng tranh nhau hớt, ngọt hơn tí xíu. đánh cờ tướng rất khó thắng thằng này, nó hay xuất con tượng. nó phải nghỉ học năm lớp 6. trước giờ mình mới đánh nhau tay chân có một lần hồi trẻ trâu là đánh với thằng này. mình túm tóc nó, còn mặt mình chả hiểu sao sưng húp, chắc nó táng cho.
mộ phần nó ngoài đồng, thánh giá xiêu vẹo.
hồi còn ở nhà, mỗi khi năm hết tết đến, vẫn lùi lũi lên thắp hương tổ tiên, cho nó, sau đó về nhà bố mẹ nó lủi thủi hai ông bà, tặng cái gì đấy bánh kẹo không biết, nhưng chắc chắn có bánh khảo, nói dăm ba câu mía lùi chiều 30. giờ mình không có ở nhà, nhưng có ở nhà thì năm nay bố mẹ nó cũng không còn lủi thủi nữa.
bố mẹ nó cũng đã ngả lưng vào thiên thu, ngoài đồng, cùng nó.
mộ phần nó ngoài đồng, thánh giá xiêu vẹo.
hồi còn ở nhà, mỗi khi năm hết tết đến, vẫn lùi lũi lên thắp hương tổ tiên, cho nó, sau đó về nhà bố mẹ nó lủi thủi hai ông bà, tặng cái gì đấy bánh kẹo không biết, nhưng chắc chắn có bánh khảo, nói dăm ba câu mía lùi chiều 30. giờ mình không có ở nhà, nhưng có ở nhà thì năm nay bố mẹ nó cũng không còn lủi thủi nữa.
bố mẹ nó cũng đã ngả lưng vào thiên thu, ngoài đồng, cùng nó.
Ở mục
Nhảm
Thursday, December 22, 2016
Răng sâu
Bắt được thằng trộm mặt già trông cáu bẩn đáng ghét, ngân hàng thưởng cho các ngành chức năng mấy chục triệu đồng. Cánh báo chí chuyên nói láo viết, mừng thay, nó, cái thằng trộm đã xấu trai lại lười lao động là ung nhọt thối rữa của xã hội đã được nhổ. Chuyên gia tâm lý hay nói có lý mà thiếu tâm ca ngợi sự vụ, nó, đấy, cái răng sâu của xã hội đã nhổ được. Quần chúng mạng vẫn thường chém gió hộ xã hội nói, nó, cái thằng trộm, cái thằng ngu, nó như cái răng khôn mọc ngược đáng nhổ. Vợ nó có một con với nó, nói, vậy là cái răng sâu tui vẫn lâu nay xài tạm đã bị tước mất rồi. Mẹ nó nuôi nó từ tấm bé nói, đúng là giờ răng của lão đã chính thức rụng hết
Ở mục
Nhảm
Tính tuổi
Hồi bố mày đi bộ đội về cũng ngót nghét 30, lấy mẹ năm ấy mới đương 20. Bao nhiêu năm vẫn vậy mẹ nhỉ. Ừ, nhưng bố mày giờ hơn mẹ có 6 tuổi thôi. Mẹ tính tuổi kiểu gì, bố hơn mẹ 10 tuổi chứ? Còn 6 thôi, mày học hành lởm khởm kiểu gì không biết trừ à? Là sao mẹ? Thì bố mày mất 4 năm rồi, tuổi nó không tăng nữa.
Ở mục
Nhảm
Sunday, December 18, 2016
Hình như "vô thường" rất vớ vẩn?
Nội quan mà nói, tôi cứ như ngỡ ngàng khi không thể hiểu trọn vẹn từ "vô thường" bằng unstable"/"impermanent" trong Anh ngữ. Rõ ràng trong trường hợp của mình, tiếng mẹ đẻ đã phản bội tôi. Tôi thấy:
1) [Thơ nhạc] tiếng Việt sử dụng từ "vô thường", nghe cao siêu, mênh mông mênh mang blah blah, nhưng khi dùng Anh ngữ như "impermanent" thì vẻ uy mật - một từ cũng rất ư củ chuối - rất ư bá láp đã mất đi. Tôi nghĩ rằng, dùng "vô thường" hay "uy mật" chẳng khác nào mang dao mổ trâu mà giết gà.
2) Phải chăng các triết lý của mấy ông cụ tổ nhà ta toàn là chuyện hoa hoè hoa sói, và hầu như tôi thấy, từ những gì tôi biết về W, ông này đã nói rất đúng trong chuyện này, nói cho cụ tỉ, chuyện các bạn triết gia chém gió chẳng hơn gì chuyện bọn dân xe ôm nhìn gái ngắm hoa chỉ trỏ khen chê miệng xởi lởi cười hềnh hệch hở răng vàng khè, trong khi chẳng qua các bạn triết gia dùng tiếng lóng. Hỡi các nhà tư tưởng, hãy dẹp bỏ sự màu mè của chữ nghĩa vì chúng chỉ khiến cho tư tưởng trở thành một thứ đỏm dáng, trong khi thực ra chúng, cái tư tưởng ấy, nhạt hơn nước ốc.
Tất nhiên, sự sâu sắc của các trước tác ngày xưa vẫn có thể được lấy ví dụ một cách hết sức rõ ràng và ưu việt qua "Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.", cái câu mà các cụ dịch sang Anh ngữ chửi nhau chí chóe.
3) Tôi không hiểu nhiều được kinh/sách nhà Phật bằng tiếng Việt. Chỉ có thể là tôi không có tí não nào, hay triết lý quá/không cao vời, hoặc chẳng có gì. Tôi rất nghi là đều không phải các lí do trên. Tôi nghĩ, rất có thể chúng đều nằm ở tiếng Việt, nhất là nhiều từ (gốc Hán) Hán Việt, có thể nói là cực kì khốn nạn, hoặc theo tiếng lóng trẻ em, thốn. Vài ví dụ, chẳng hạn:
- Quán Chiếu “Vô Ngã” (Reflection on No-Self).
- Quán Chúng Sanh: To contemplate a living beings.
- Quán Giác: Awakening.
- Thọ Lãnh: To receive.
- Niệm xứ: [Và như thế nào, nầy các Tỳ Kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?—And how, Bhikkhus, does mindfulness of breathing, developed and cultivated, fulfil the four foundations of mindfulness?]
- Cảm giác hỷ thỏ: [ Khi nào, nầy các vị Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo nghĩ về cảm giác hỷ thọ: Bhikkhus! On whatever occasion a Bhikkhu thinks about ‘experiencing rapture’: ]
Giờ tôi sẽ đi tra từ điển thế nào là "ngộ". Chỉ cần ngồi yên và đốn ngộ. Nhân tiện thì ngộ đạo, đơn giản là to realize (enlighten) the path.
1) [Thơ nhạc] tiếng Việt sử dụng từ "vô thường", nghe cao siêu, mênh mông mênh mang blah blah, nhưng khi dùng Anh ngữ như "impermanent" thì vẻ uy mật - một từ cũng rất ư củ chuối - rất ư bá láp đã mất đi. Tôi nghĩ rằng, dùng "vô thường" hay "uy mật" chẳng khác nào mang dao mổ trâu mà giết gà.
2) Phải chăng các triết lý của mấy ông cụ tổ nhà ta toàn là chuyện hoa hoè hoa sói, và hầu như tôi thấy, từ những gì tôi biết về W, ông này đã nói rất đúng trong chuyện này, nói cho cụ tỉ, chuyện các bạn triết gia chém gió chẳng hơn gì chuyện bọn dân xe ôm nhìn gái ngắm hoa chỉ trỏ khen chê miệng xởi lởi cười hềnh hệch hở răng vàng khè, trong khi chẳng qua các bạn triết gia dùng tiếng lóng. Hỡi các nhà tư tưởng, hãy dẹp bỏ sự màu mè của chữ nghĩa vì chúng chỉ khiến cho tư tưởng trở thành một thứ đỏm dáng, trong khi thực ra chúng, cái tư tưởng ấy, nhạt hơn nước ốc.
Tất nhiên, sự sâu sắc của các trước tác ngày xưa vẫn có thể được lấy ví dụ một cách hết sức rõ ràng và ưu việt qua "Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.", cái câu mà các cụ dịch sang Anh ngữ chửi nhau chí chóe.
3) Tôi không hiểu nhiều được kinh/sách nhà Phật bằng tiếng Việt. Chỉ có thể là tôi không có tí não nào, hay triết lý quá/không cao vời, hoặc chẳng có gì. Tôi rất nghi là đều không phải các lí do trên. Tôi nghĩ, rất có thể chúng đều nằm ở tiếng Việt, nhất là nhiều từ (gốc Hán) Hán Việt, có thể nói là cực kì khốn nạn, hoặc theo tiếng lóng trẻ em, thốn. Vài ví dụ, chẳng hạn:
- Quán Chiếu “Vô Ngã” (Reflection on No-Self).
- Quán Chúng Sanh: To contemplate a living beings.
- Quán Giác: Awakening.
- Thọ Lãnh: To receive.
- Niệm xứ: [Và như thế nào, nầy các Tỳ Kheo, là nhập tức xuất tức niệm được tu tập? Như thế nào làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn?—And how, Bhikkhus, does mindfulness of breathing, developed and cultivated, fulfil the four foundations of mindfulness?]
- Cảm giác hỷ thỏ: [ Khi nào, nầy các vị Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo nghĩ về cảm giác hỷ thọ: Bhikkhus! On whatever occasion a Bhikkhu thinks about ‘experiencing rapture’: ]
Giờ tôi sẽ đi tra từ điển thế nào là "ngộ". Chỉ cần ngồi yên và đốn ngộ. Nhân tiện thì ngộ đạo, đơn giản là to realize (enlighten) the path.
Ở mục
Nhảm
Wednesday, December 14, 2016
motivation
Mấy hôm nay cứ nghĩ quẩn. Mấy người "nhắc" khéo rằng, hãy vực mình dậy bằng một bầu nhiệt huyết quan trọng và thông thường. Mấy ngày nay chắc nghĩ về điều này nhiều quá, nên có lẽ quẩn thêm. Mấy hôm nữa ra sao? Mấy điều này cũng quẩn như đang đưa cổ mình vào thòng lọng, và rút, treo lên cao giữa trần nhà…
Bầu nhiệt huyết là thứ quái đản gì? Hồi xưa hăng say lắm, mỗi tuần ít nhất cũng phải đọc đựơc một cuốn sách nào đó, thông thường là tiểu thuyết. Ngày ngày chăm chỉ học tiếng Anh tiếng em. Đêm về nghe VOA và rất khuya, thỉnh thoảng có đọc một bài thơ hay là ngồi lặng im nghĩ ngợi một lúc. Hồi ấy, chửi thề rất ít và thường khiêm nhường nhấn nhịn. Hồi ấy, vẫn luôn tung tăng vui ca tháng ngày, để chờ đợi và hi vọng một cái tương lai nào đó sáng văn sủa. Hồi ấy, tai có vẻ như điếc lác và mắt mũi nín thinh không lấy làm vui vẻ gì trước những thứ người ta cho là mòi mặn cuộc đời. Giờ thì…sáng mắt ra. Không còn điếc nữa.
Ví như dạo này. Công việc khả quan và có vẻ thú vị nhất là được dạy học trò trong 2 tiết bồi dưỡng ngắn ngủi. Tuy vậy, nó chẳng thấm tháp gì và cũng không sao so sánh, "bù đắp" được với việc mỗi ngày phải lên đứng lớp quát tháo, mất thời gian, không quen, cụt cả hứng…với mấy đồng chí học trò nghịch ngợm tuổi mười mấy. Và có lẽ vì đi lại, bay lượn nhiều quá, món cafe bỗng trở nên đáng ghét, chẳng giúp gì cho chủ nhân nó bay nhẩy thêm, lượn lờ thêm mà buộc phải vạ vật ra nằm thở thở phì phì. Đáng ngại thay.
Ví như sáng nay. Ngồi rất lâu, nghĩ rất kĩ, nhưng không sao "giải thoát" được cho tình cảnh trớ trêu của hai "đứa con" đang mắc tóc. Còn cha của chúng nó đã phải bỏ bút đấy đi lang thang ra mạng viết mấy dòng này, khi để chúng nó chết đói chết khát. Biết dẫn chúng nó đi đâu bởi cha chúng nó cũng chưa biết đi đâu. Mèn, lãng nhách ghê khủng khiếp. Hay là cho chúng nó chết luôn đi. Nhưng mà, chúng nó, có vẻ như sẽ yêu nhau….Thế mới khổ đau!
Nhiệt huyết ở đâu nhỉ, khi dạo này không được nông nhàn một phút giây nào. Tay chân mắt mũi căng ra, đi tìm một sự chia vơi, nhưng gặp toàn nghịch cảnh. Thân phận kiếp người và những đớn đau đã được dự báo trước cho kẻ du ca cầm hồ ta là đây chăng hỡi chàng? Chẳng còn ai bên chàng. Chỉ một thanh âm réo rắt vữa ra theo làn khói. Mà không thấy hình thù…Đấy, có thế thôi.
Nhiệt huyết thì để làm gì nhỉ? Khi những kẻ kia đang cười và ta khóc thét lên, không biết lí do. Và hình như chính tại ta thường quen với sự phủ quyết này và định kiến nặng nề khó rời bỏ. Có ai hiểu những dòng này???
Written hơn 10 năm trước, ngày 6/12/2006.
Bầu nhiệt huyết là thứ quái đản gì? Hồi xưa hăng say lắm, mỗi tuần ít nhất cũng phải đọc đựơc một cuốn sách nào đó, thông thường là tiểu thuyết. Ngày ngày chăm chỉ học tiếng Anh tiếng em. Đêm về nghe VOA và rất khuya, thỉnh thoảng có đọc một bài thơ hay là ngồi lặng im nghĩ ngợi một lúc. Hồi ấy, chửi thề rất ít và thường khiêm nhường nhấn nhịn. Hồi ấy, vẫn luôn tung tăng vui ca tháng ngày, để chờ đợi và hi vọng một cái tương lai nào đó sáng văn sủa. Hồi ấy, tai có vẻ như điếc lác và mắt mũi nín thinh không lấy làm vui vẻ gì trước những thứ người ta cho là mòi mặn cuộc đời. Giờ thì…sáng mắt ra. Không còn điếc nữa.
Ví như dạo này. Công việc khả quan và có vẻ thú vị nhất là được dạy học trò trong 2 tiết bồi dưỡng ngắn ngủi. Tuy vậy, nó chẳng thấm tháp gì và cũng không sao so sánh, "bù đắp" được với việc mỗi ngày phải lên đứng lớp quát tháo, mất thời gian, không quen, cụt cả hứng…với mấy đồng chí học trò nghịch ngợm tuổi mười mấy. Và có lẽ vì đi lại, bay lượn nhiều quá, món cafe bỗng trở nên đáng ghét, chẳng giúp gì cho chủ nhân nó bay nhẩy thêm, lượn lờ thêm mà buộc phải vạ vật ra nằm thở thở phì phì. Đáng ngại thay.
Ví như sáng nay. Ngồi rất lâu, nghĩ rất kĩ, nhưng không sao "giải thoát" được cho tình cảnh trớ trêu của hai "đứa con" đang mắc tóc. Còn cha của chúng nó đã phải bỏ bút đấy đi lang thang ra mạng viết mấy dòng này, khi để chúng nó chết đói chết khát. Biết dẫn chúng nó đi đâu bởi cha chúng nó cũng chưa biết đi đâu. Mèn, lãng nhách ghê khủng khiếp. Hay là cho chúng nó chết luôn đi. Nhưng mà, chúng nó, có vẻ như sẽ yêu nhau….Thế mới khổ đau!
Nhiệt huyết ở đâu nhỉ, khi dạo này không được nông nhàn một phút giây nào. Tay chân mắt mũi căng ra, đi tìm một sự chia vơi, nhưng gặp toàn nghịch cảnh. Thân phận kiếp người và những đớn đau đã được dự báo trước cho kẻ du ca cầm hồ ta là đây chăng hỡi chàng? Chẳng còn ai bên chàng. Chỉ một thanh âm réo rắt vữa ra theo làn khói. Mà không thấy hình thù…Đấy, có thế thôi.
Nhiệt huyết thì để làm gì nhỉ? Khi những kẻ kia đang cười và ta khóc thét lên, không biết lí do. Và hình như chính tại ta thường quen với sự phủ quyết này và định kiến nặng nề khó rời bỏ. Có ai hiểu những dòng này???
Written hơn 10 năm trước, ngày 6/12/2006.
Ở mục
Nhảm
Tuesday, November 29, 2016
Đặt tên
Trung và Vượng là đôi bạn khác xã, ngồi cùng bàn, chung một lớp chọn Toán hồi cấp ba. Ngày chia tay 31/5/2001, trong cơn say bia hơi, Trung nguệch ngoạc ghi vào sổ lưu bút dở hơi mà Vượng nghĩ là sẽ lấy làm kỉ niệm, đại loại như sau: Tao say cmnr, nói thật lòng, mày là thằng bạn thân nhất của tao.
Sau 15 năm ra trường, thằng Trung vẫn chưa liên lạc lại. Nó uống say thì tất nhiên là nói thật lòng, nhưng mà nhiều khả năng ý nó là, bạn thân thì mày phải hiểu là thân ai nấy lo nhé.
Trung thân mến, thực lòng là tao nhớ tên mày vì chỉ cần lộn ngược thứ tự tên này thì tao nhớ ông Thành viết Rừng xà-nu đồ rứa, với lại cái chân mày lồng ngồng khi xưa đá bóng suốt trông vui vãi, cái thời bọn mình vỡ hết cả mông với mòn hết cả đít nhễ nhại chạy nhảy lăn ra cỏ, rồi sau đó ù té lùa mình xuống ngay ven sông Châu nước xanh ngắt tắm với đi tiểu trộm. Tất nhiên là tao vẫn nhớ cái nắp bình tông mày cho, khi tao lên nhà mày chơi duy nhất một lần.
Giờ tao nghĩ lại, chắc mày đã đặt tên nhầm rồi, về mối quan hệ ấy. Mày nghĩ sao khi tao biết đức tin mà không có việc làm thì nó chết thôi. Tao biết là mày không còn hay đi tiểu trộm dưới sông như trước nữa, mày cũng không còn đi cái xe đạp lêu nghêu lên tận sông Hồng, nhà mày. Nhưng mặc xác mày nhà cao cửa rộng hay sếp bự ra sao, mày vẫn chỉ là thằng đi tiểu trộm dưới sông trong mắt tao.
Giá như hồi xưa mày rủ bọn tao lên đê rồi đi bẻ trộm ngô nướng, hun khói ngút cả cánh đồng, thì giờ tao sẽ quên thôi việc mày đi tiểu trộm để nhớ cái mùi ngô nướng vướng víu cả mấy mươi năm.
Qua việc này thì tao thấy, đôi khi chúng ta hay đặt tên nhầm cho sự vật hoặc các mối quan hệ, hay là chúng ta có quy chiếu khác nhau chăng? Thôi kệ mày, thằng đi tiểu trộm dưới sông Trung ạ. Tao chỉ nghĩ là nhiều mối quan hệ chẳng cần phải đặt tên gán nhãn làm gì cho nó vướng víu. Cứ vậy vậy thôi là được, lên gân lên cốt làm mịa gì.
Sau 15 năm ra trường, thằng Trung vẫn chưa liên lạc lại. Nó uống say thì tất nhiên là nói thật lòng, nhưng mà nhiều khả năng ý nó là, bạn thân thì mày phải hiểu là thân ai nấy lo nhé.
Trung thân mến, thực lòng là tao nhớ tên mày vì chỉ cần lộn ngược thứ tự tên này thì tao nhớ ông Thành viết Rừng xà-nu đồ rứa, với lại cái chân mày lồng ngồng khi xưa đá bóng suốt trông vui vãi, cái thời bọn mình vỡ hết cả mông với mòn hết cả đít nhễ nhại chạy nhảy lăn ra cỏ, rồi sau đó ù té lùa mình xuống ngay ven sông Châu nước xanh ngắt tắm với đi tiểu trộm. Tất nhiên là tao vẫn nhớ cái nắp bình tông mày cho, khi tao lên nhà mày chơi duy nhất một lần.
Giờ tao nghĩ lại, chắc mày đã đặt tên nhầm rồi, về mối quan hệ ấy. Mày nghĩ sao khi tao biết đức tin mà không có việc làm thì nó chết thôi. Tao biết là mày không còn hay đi tiểu trộm dưới sông như trước nữa, mày cũng không còn đi cái xe đạp lêu nghêu lên tận sông Hồng, nhà mày. Nhưng mặc xác mày nhà cao cửa rộng hay sếp bự ra sao, mày vẫn chỉ là thằng đi tiểu trộm dưới sông trong mắt tao.
Giá như hồi xưa mày rủ bọn tao lên đê rồi đi bẻ trộm ngô nướng, hun khói ngút cả cánh đồng, thì giờ tao sẽ quên thôi việc mày đi tiểu trộm để nhớ cái mùi ngô nướng vướng víu cả mấy mươi năm.
Qua việc này thì tao thấy, đôi khi chúng ta hay đặt tên nhầm cho sự vật hoặc các mối quan hệ, hay là chúng ta có quy chiếu khác nhau chăng? Thôi kệ mày, thằng đi tiểu trộm dưới sông Trung ạ. Tao chỉ nghĩ là nhiều mối quan hệ chẳng cần phải đặt tên gán nhãn làm gì cho nó vướng víu. Cứ vậy vậy thôi là được, lên gân lên cốt làm mịa gì.
Ở mục
Nhảm
Friday, October 14, 2016
Nobel văn chương 2016
Trong ngày ông nhạc sĩ, thi sĩ gì đấy được xướng tên với giải Nobel, lôi ông Nobakov thịnh soạn ra chén thù tạc cho một cảm giác khoái hoạt không nửa vời.
Chỉ với một câu, trong số rất nhiều câu: "A few feet away, under a swaying and dripping tree, a tiny unfledged bird was helplessly twitching in a puddle" (Cách đó vài bước chân, ngay dưới tán cây rung rinh sũng nước, một chú chim bé xíu tội tình co quắp tuyệt vọng trong vũng nước.), tôi nghĩ, ông này đáng được Nobel vì tội chém gió... bài bản.
Truyện này của ông được dân semiotics và dân thích-tưởng-tượng- aka nhiều chuyện - chém tới cả trăm biểu tượng đủ các loại, in cả sách, như là ăn theo, hoặc học đòi The lost symbol, hay là Inferno của một ông nhưng mà là heo nái, đẻ khỏe vậy.
Với tôi, tin về Nobel, bây giờ, giống như là tin nông dân phát minh ra máy cày biết vẽ trên cánh đồng, trong khi họ mải miết làm thơ và tán gái, vốn thường là bà vợ. Và trời cao đất dầy sẽ núp trong từng luống cày... đảm đang. Trong khi ấy, thằng con đầy tháng thèm bú tí mẹ đã gắt lên ở hiên nhà, nơi làn khói lam chiều cuộn từng vòng mỏng tang nhẹ hều bay lên.
Và thế giới của chúng ta, giờ thì, chắc là giới hạn ở cái trình duyệt vậy.
Chỉ với một câu, trong số rất nhiều câu: "A few feet away, under a swaying and dripping tree, a tiny unfledged bird was helplessly twitching in a puddle" (Cách đó vài bước chân, ngay dưới tán cây rung rinh sũng nước, một chú chim bé xíu tội tình co quắp tuyệt vọng trong vũng nước.), tôi nghĩ, ông này đáng được Nobel vì tội chém gió... bài bản.
Truyện này của ông được dân semiotics và dân thích-tưởng-tượng- aka nhiều chuyện - chém tới cả trăm biểu tượng đủ các loại, in cả sách, như là ăn theo, hoặc học đòi The lost symbol, hay là Inferno của một ông nhưng mà là heo nái, đẻ khỏe vậy.
Với tôi, tin về Nobel, bây giờ, giống như là tin nông dân phát minh ra máy cày biết vẽ trên cánh đồng, trong khi họ mải miết làm thơ và tán gái, vốn thường là bà vợ. Và trời cao đất dầy sẽ núp trong từng luống cày... đảm đang. Trong khi ấy, thằng con đầy tháng thèm bú tí mẹ đã gắt lên ở hiên nhà, nơi làn khói lam chiều cuộn từng vòng mỏng tang nhẹ hều bay lên.
Và thế giới của chúng ta, giờ thì, chắc là giới hạn ở cái trình duyệt vậy.
Ở mục
Nhảm
Monday, June 6, 2016
Đường Tăng ở Tây Lương nữ quốc
Số là tập 16, Đường Văn Tăng cùng chúng bọn phởn phơ ghé Tây Lương nữ quốc. Vốn bậc cao nhân, thất tình lục dục không màng, vậy mà lần này, xem ra chàng khó tránh khỏi mắc bẫy lưới tình. Đường Văn Tăng dường như đã thực sự rung rinh trước tấm chân tình của vị tây lương nữ quốc. Phút bù giờ, đêm thật khuya, chàng và nàng có chiều xuyến sao, khoảnh khắc nhà sư như chuông treo chỉ mành, kiệt sức kháng cự trước tấm lòng nữ nhi, "ngự đệ chàng ơi", blah blah.... Bỗng dưng gió rít, một luồng hơi có chưởng lực cực mạnh ở đâu ùa tới, trong u mê lả lướt, một ả yêu tinh thân hình diễm kiều tuyệt sắc, tay chơi nguyệt cầm, tiếng đàn như quỷ khốc thần sầu, oánh cho Chư Văn Giới một bữa tơi tả, lại đả cho Tôn Văn Không một phen choáng váng. Nhanh tay, ả thổi một luồng khí lạnh thấu xương, mang theo sức mạnh ngàn cân, trong chớp mắt lùa ngay Đường Văn Tăng vào một xó, đoạn tóm gọn chàng khỏi vòng tay nữ quốc vương. Cảnh tình si oan trái, may thay, và tiếc thay, không thành.
Đường Văn Tăng hoảng hốt hết sức. Nhưng trong lúc toàn thân xoay tít thò lò, chỉ tích tắc, chàng chợt nhận ra nữ nhân này đã giúp chàng tỉnh ngộ. Chàng băn khoăn, không biết vì động cơ nào mà nữ nhân này cứu mình. Khó nghĩ quá, chàng chép miệng, đầu ong như búa bổ.
Tất nhiên, ả đâu rảnh để cứu Đường Văn Tăng. Ả cũng sắc giới, vì chàng. Ả hoàn toàn có thể luộc giò chàng lên nhâm nhi khi chán, tha hồ trường sanh bất tử, rồi chán thì nửa ngày đường vân kiếm gì funny hơn.
Giả sử không có ả, nhiều khả năng Đường Văn Tăng đã sa ngã. Thầy trò ai về nhà nấy. Chư trưởng lão lại chả được một phen hôi của, quay lại nghề bốc vác với chăn heo, tôn trưởng lão tha hồ bay nhẩy chém gió, làm MC kiếm tiền, còn xa trưởng lão lưới cá nuôi thân.
Sau khi bị thu phục, hẳn nhiên, các bậc thượng tôn sẽ gật gù, đấy, nhờ cái con rết chết tiệt ấy mà Đường Văn Tăng thoát nghi án lạm dụng cảnh đơn chiếc của chúng sanh mà nỡ lòng thả một đóa độc tình đơn.
Thoát kiếp nạn, Đường Văn Tăng hồ hởi lên đường. Chàng tự nhủ, mọi thứ đều có duyên số. Biết đâu, ả yêu tinh cũng chỉ làm theo nghĩa vụ, haizz, chàng nghĩ. Bụng râm ran, chàng sai Tôn đệ đi xin ít cơm chay. Cơm chay thôi nhé, không cá mú gì đâu đấy, chàng hô lớn với Tôn Văn Không sau khi thằng đệ đã đằng vân được một đoạn, khói đen kịt một vùng. Bỗng điện thoại Đường Văn Tăng kêu tít tít. Hình như có tin nhắn, những hai tin. "Chúc Đường trưởng lão thượng lộ", nữ quốc vương gửi. "Have fun", yêu tinh gửi. Đường Văn Tăng hít một hơi dài, lòng trống rỗng, bèn soạn tin nhắn "Okay, thanks, see you", đoạn gửi cho yêu tinh. Tới lượt tin nhắn quốc vương, chàng kìm lòng, xóa luôn, không gửi trả lời.
Ngày xưa các cụ vẫn chém, nào nào, cái đẹp cứu rỗi thế giới. Con rết, ả yêu tinh cứu bậc thánh nhân, haha, cái xấu đấy, có sao đâu. Nó tồn tại đấy, vậy phải có lẽ gì để nó hợp lý chứ.
Kết thúc phim, đạo diễn bắt tay diễn viên yêu tinh, ra chiều cảm ơn: thôi thế nhé, em đã hi sinh hình ảnh vì nghệ thuật rồi. Cảm ơn em đã giúp bọn anh tập này. À, ra đường có khi phải mang khăn che mặt kẻo quần chúng nhận ra. Tối anh gửi cát-xê đầy đủ bằng chuyển khoản :-)
Ở mục
Nhảm
Friday, May 20, 2016
Về Mộ Dung Phục với chiêu đấu chuyển tinh di
Theo bác Sao Biển - nhớ mang máng - Lộc Đỉnh Ký của cụ Dung đạt tới mức tối thượng về ý niệm, tuy rằng, bộ này cho mình một cảm giác, qua điện ảnh, chán đến khó tả. Qua, cái gọi là ngôn ngữ điện ảnh, anh chàng Hiểu Minh sến sẩm từ thần điêu cụt tay tới tay soái ca hãm tài, mọi thứ đã bị, tạm gọi là giải thiêng.Vi Tiểu Bảo được coi là người nhất, mặc dù mọi xảo thuật hay các yếu tố may mắn cộng lại lại hoàn hảo tới mức...tiểu thuyết hóa. Nhưng mà từ truyện võ hiệp, dường như bác Dung đã trở về với đời nhất bằng những hình tượng ít long lanh nhưng gần gũi, thực hữu [hơn].
Nhưng quay lại thời Thiên Long, bộ mình thích nhất, lại chẳng đã thỏa thuê người đọc bằng một bức tranh quá đỗi hùng vĩ và cũng quá đỗi người đấy sao. Trong đó, kẻ ác thù, kẻ chấp mê, đôi khi cũng không phải tại căn nguyên căn tính đã chót mang trái đắng tội tình, mà đôi khi vì quá mải mê chạy theo những bi kịch cũ, những đam mê cũ, những thù hằn cũ... để rồi khi chợt nhận ra, mọi thứ ở đời chỉ là ảo ảnh rất chóng qua, thì dường như đã trễ. May ra, gần cuối truyện, vị thượng tôn quét rác chùa võ công tuyệt đỉnh mới xuất hiện mang lời giải cho những chấp mê những ấn oan cũ. Đúng là ân ân tương oán đến bao giờ giải?
Nhưng ở đây, mình nhắc tới thằng cha Mộ Dung Phục với chưởng pháp đấu chuyển tinh di, aka "gậy ông đập lưng ông" cũng Bắc Phong Nam Dung hoành tráng. Xem ra, đến cuối cùng, thằng cha này vẫn chẳng thể thoát khỏi mọi chấp mê vinh hoa ảo ảnh, để rồi, đến nỗi xuống tay với cả những người thân tình, bỏ mặc cả tri âm, nhận kẻ ác làm cha vv... Mình cứ nghĩ, thằng cha này, với hắn, mục đích luận quá cao, hoặc quá chấp mê cái ngai vàng của cố quốc cũ kĩ. Nói đơn giản, Mộ Dung thiếu hiệp là một thanh niên thực hành khẩu hiệu bắt chuột, bất kể mèo trắng mèo đen. Tính ra, chỉ cần đủng đa đủng đỉnh ngày ngày chén rượu túi thơ đối ẩm tiêu diêu, Mộ Dung lại chẳng sớm trở thành một Phong Thanh Dương hay Vô Nhai Tử, tất nhiên ở đời, như một bàn cờ, ai mà biết trước.
Làm thế nào để biết là mình đã hết chấp mê bất ngộ?
Có phải Mộ Dung mang căn tính của kẻ ác đáng diệt cùng diệt tận không? Như người Việt lúc này, tiểu nông? Về mặt văn chương chưởng pháp thì hư-cấu-tính, ẩn dụ-tính với lại gán nhãn-tính là câu trả lời. Còn chúng ta?
Dẫu vậy, nếu Mộ Dung xuất hiện trong Lộc Đỉnh Ký, chẳng phải hắn đã trở thành sao xẹt hay sao, khi những xảo thuật và mưu toan đầy ám muội của hắn được dịp thi triển. Thế mới nói, đời mà, chả nói gì được.
Vậy nên, khi nói năng, người ta mới có "giả dụ, nếu, biết thế vv...".
Nhưng quay lại thời Thiên Long, bộ mình thích nhất, lại chẳng đã thỏa thuê người đọc bằng một bức tranh quá đỗi hùng vĩ và cũng quá đỗi người đấy sao. Trong đó, kẻ ác thù, kẻ chấp mê, đôi khi cũng không phải tại căn nguyên căn tính đã chót mang trái đắng tội tình, mà đôi khi vì quá mải mê chạy theo những bi kịch cũ, những đam mê cũ, những thù hằn cũ... để rồi khi chợt nhận ra, mọi thứ ở đời chỉ là ảo ảnh rất chóng qua, thì dường như đã trễ. May ra, gần cuối truyện, vị thượng tôn quét rác chùa võ công tuyệt đỉnh mới xuất hiện mang lời giải cho những chấp mê những ấn oan cũ. Đúng là ân ân tương oán đến bao giờ giải?
Nhưng ở đây, mình nhắc tới thằng cha Mộ Dung Phục với chưởng pháp đấu chuyển tinh di, aka "gậy ông đập lưng ông" cũng Bắc Phong Nam Dung hoành tráng. Xem ra, đến cuối cùng, thằng cha này vẫn chẳng thể thoát khỏi mọi chấp mê vinh hoa ảo ảnh, để rồi, đến nỗi xuống tay với cả những người thân tình, bỏ mặc cả tri âm, nhận kẻ ác làm cha vv... Mình cứ nghĩ, thằng cha này, với hắn, mục đích luận quá cao, hoặc quá chấp mê cái ngai vàng của cố quốc cũ kĩ. Nói đơn giản, Mộ Dung thiếu hiệp là một thanh niên thực hành khẩu hiệu bắt chuột, bất kể mèo trắng mèo đen. Tính ra, chỉ cần đủng đa đủng đỉnh ngày ngày chén rượu túi thơ đối ẩm tiêu diêu, Mộ Dung lại chẳng sớm trở thành một Phong Thanh Dương hay Vô Nhai Tử, tất nhiên ở đời, như một bàn cờ, ai mà biết trước.
Làm thế nào để biết là mình đã hết chấp mê bất ngộ?
Có phải Mộ Dung mang căn tính của kẻ ác đáng diệt cùng diệt tận không? Như người Việt lúc này, tiểu nông? Về mặt văn chương chưởng pháp thì hư-cấu-tính, ẩn dụ-tính với lại gán nhãn-tính là câu trả lời. Còn chúng ta?
Dẫu vậy, nếu Mộ Dung xuất hiện trong Lộc Đỉnh Ký, chẳng phải hắn đã trở thành sao xẹt hay sao, khi những xảo thuật và mưu toan đầy ám muội của hắn được dịp thi triển. Thế mới nói, đời mà, chả nói gì được.
Vậy nên, khi nói năng, người ta mới có "giả dụ, nếu, biết thế vv...".
Wednesday, May 18, 2016
Thu Huế
Mùa thu như một em nymphet thần diệu, ai lóng ngóng giấu bổi hổi theo sau vòng xe nhõng nhẽo qua cầu. Như em gái nép trong khung cửa ngày không mưa, tịnh yên gieo một tiếng lắng sâu hoài u. Nhưng mùa thu Huế rất vội, cô gái đỏng đảnh rất vội qua cầu. Tôi đã mười ba năm chôn vùi trong huyệt mộ tha hương nơi đây, nên thu Huế với tôi, như những khoảnh khắc ngọt dịu quá vãng và thực tại suy kiệt, cũng như thức gợi trong sâu xa một đốm lửa nhỏ, cháy rất vội, đến mức chẳng kịp thu vén cũng chẳng kịp... cháy cho đã đời.
Thu Huế chỉ độ một tuần lễ trọn vẹn. Khi cả thành phố ngủ yên một màn khói sương mỏng tang vương giăng ngõ ngách. Ánh đèn vàng lúng liếng như mắt ai. Thành phố ngủ sâu chỉ còn khe khẽ đâu đó tiếng rụng rời của nhành lá trong khuya khoắt. Sương tan trên mặt lá, buông lơi vỉa hè, phía cuối đường người lao công áo cũ phôi phai lúi cúi.
Tôi thích cảm giác được chạy xe bạt mặt ngoài đường rồi hít hà cái không khí trong lành của tự do. Chỉ một chặp nữa Huế sẽ tự biến mình thành một lão bà rảnh việc tối ngày lụ khụ sụt sịt ướt át. Mùa Đông xứ Huế rất chán, vì người ta chỉ có thể à ơi qua hốc mắt khi mặt mũi kín mít áo ướt, tay chân run rẩy căng vó chạy khỏi cơn mưa đang đuổi. Cầu Trường Tiền thu về hóa nàng tiên thơ, đông tới rặt một đống sắt rỉ lạnh ngắt.
Thu xứ Bắc nhà tôi biến đôi mắt thành mộng mơ, cả tháng rã rời nhặt lá vàng với ngắm nai tơ ngơ ngác. Thu Huế nơi đây lại như cơn ảo mộng, thoáng lời thở than, như một xiên nắng, nửa phách đàn, chẳng kịp nắm lấy...
Vậy nên, phải chạy theo để cố nhặt một mộng mơ đỏng đảnh ưa tung tẩy, kẻo mặt người sớm già theo tích tắc khắc giờ, khi thu tan và khuất lấp xa xôi
Thu Huế chỉ độ một tuần lễ trọn vẹn. Khi cả thành phố ngủ yên một màn khói sương mỏng tang vương giăng ngõ ngách. Ánh đèn vàng lúng liếng như mắt ai. Thành phố ngủ sâu chỉ còn khe khẽ đâu đó tiếng rụng rời của nhành lá trong khuya khoắt. Sương tan trên mặt lá, buông lơi vỉa hè, phía cuối đường người lao công áo cũ phôi phai lúi cúi.
Tôi thích cảm giác được chạy xe bạt mặt ngoài đường rồi hít hà cái không khí trong lành của tự do. Chỉ một chặp nữa Huế sẽ tự biến mình thành một lão bà rảnh việc tối ngày lụ khụ sụt sịt ướt át. Mùa Đông xứ Huế rất chán, vì người ta chỉ có thể à ơi qua hốc mắt khi mặt mũi kín mít áo ướt, tay chân run rẩy căng vó chạy khỏi cơn mưa đang đuổi. Cầu Trường Tiền thu về hóa nàng tiên thơ, đông tới rặt một đống sắt rỉ lạnh ngắt.
Thu xứ Bắc nhà tôi biến đôi mắt thành mộng mơ, cả tháng rã rời nhặt lá vàng với ngắm nai tơ ngơ ngác. Thu Huế nơi đây lại như cơn ảo mộng, thoáng lời thở than, như một xiên nắng, nửa phách đàn, chẳng kịp nắm lấy...
Vậy nên, phải chạy theo để cố nhặt một mộng mơ đỏng đảnh ưa tung tẩy, kẻo mặt người sớm già theo tích tắc khắc giờ, khi thu tan và khuất lấp xa xôi
Ở mục
Nhảm
Tuesday, October 20, 2015
Tại sao James Joyce không được trao giải Nobel văn chương?
Sự thực là nhà văn trứ danh người Ái Nhĩ Lan James Joyce đã không được trao giải Nobel văn chương. Vì đâu nên nỗi?
Trước hết, có thể là, một nhà văn cách tân như Joyce nổi tiếng với "dòng ý thức" (stream of consciousness) tại thời điểm những năm 20 thế kỷ trước, là quá sức với phổ niệm của văn giới. Ulysses, một văn phẩm trác tuyệt và khó đọc, được xuất bản năm 1922 ở Paris nhưng các trước tác mang tên tuổi Joyce tới công chúng là Người xứ Dublin, tập truyện ngắn xuất bản năm 1914 và Chân dung một người nghệ sĩ như một gã trai trẻ, tác phẩm dài kỳ đầu tiên của ông viết năm 1916. Trong di sản của Joyce còn có một số bài thơ, một vở kịch và tác phẩm cuối đời, cuốn tiểu thuyết đã ngốn hết 17 năm lao động cật lực của James Joyce in 1939 có tên Finnegans Wake, một mật ngữ mà nhà văn dành cho các nhà phê bình trong 300 năm nữa. Cuốn này dzui ở chỗ bất kỳ một dòng nào cũng chứa những mã ngôn ngữ mà người Anh ngữ bình thường không... phá mã ngay được.
Trước hết, có thể là, một nhà văn cách tân như Joyce nổi tiếng với "dòng ý thức" (stream of consciousness) tại thời điểm những năm 20 thế kỷ trước, là quá sức với phổ niệm của văn giới. Ulysses, một văn phẩm trác tuyệt và khó đọc, được xuất bản năm 1922 ở Paris nhưng các trước tác mang tên tuổi Joyce tới công chúng là Người xứ Dublin, tập truyện ngắn xuất bản năm 1914 và Chân dung một người nghệ sĩ như một gã trai trẻ, tác phẩm dài kỳ đầu tiên của ông viết năm 1916. Trong di sản của Joyce còn có một số bài thơ, một vở kịch và tác phẩm cuối đời, cuốn tiểu thuyết đã ngốn hết 17 năm lao động cật lực của James Joyce in 1939 có tên Finnegans Wake, một mật ngữ mà nhà văn dành cho các nhà phê bình trong 300 năm nữa. Cuốn này dzui ở chỗ bất kỳ một dòng nào cũng chứa những mã ngôn ngữ mà người Anh ngữ bình thường không... phá mã ngay được.
Ở mục
Nhảm
Saturday, October 10, 2015
Chừ tôi đã phê đen
Y như là gì đấy to tát lắm, y như là đang run rẩy rống lên giữa một ngày hoa, bời bời bung nở những rã rời buông lơi đắm đuối khuất lấp. Bởi vì,
Có những chuyện, những sự tình ta chỉ có thể chấp nhận để quên đi đặng mong nhẹ nhàng cất bước. Như một chiều sẽ mưa ai cản được. Khi có quá nhiều dự tính, hóa ra lại chẳng phải đang lười nhác lắm ru, vì bận bịu tính toán, những cái kết bất khả thành đã trôi tuột rất vội, hững hờ đắng đót. Ai biết được trong một ngày nắng vẫn kiền thành, người được trao một ân huệ quá lớn từ công ty sổ xố, trong khi thơ cũng như mơ, lan man nơi đâu chẳng thèm sà vô trang giấy.
Tại nữa, cái vị ngọt lịm của sữa đặc, khác nào lưỡi kiếm đang ẩn nấp trong khiên, hay lời dịu dàng của cỏ may chờ găm vào áo ai thơ thẩn.
Uống phê đen, mình như là đang chạm tới đáy cốc của trần trụi, đắng ngắt, vị giác chẳng còn phải lọc vội lọc vàng, cái ngọt ngào chết người kia, để chạm cái mặt kiêu sa vào tận cùng sâu thẳm thuần thôi vị đời. Uống phê sữa, sao đời nó dễ trôi dễ nuốt. Ai chẳng ưa.
Uống phê đen, chạm vào rồi nỗi kiệt cùng đen đúa trần ai, như cái dây cung đã lên hết, như hông đã chạm vào đường cong phía dưới của hình sin, còn sợ gì mà chẳng bơi lên. Như hoa đã tàn, lá trụi, cây cháy đen, chừ thấy một mầm non mới nhú.
Thực ra, sau rốt, uống phê đen vì không muốn bụng nó béo thêm, và nhất là, giá nó rẻ hơn thôi, hii Biểu tượng cảm xúc pacman
Có những chuyện, những sự tình ta chỉ có thể chấp nhận để quên đi đặng mong nhẹ nhàng cất bước. Như một chiều sẽ mưa ai cản được. Khi có quá nhiều dự tính, hóa ra lại chẳng phải đang lười nhác lắm ru, vì bận bịu tính toán, những cái kết bất khả thành đã trôi tuột rất vội, hững hờ đắng đót. Ai biết được trong một ngày nắng vẫn kiền thành, người được trao một ân huệ quá lớn từ công ty sổ xố, trong khi thơ cũng như mơ, lan man nơi đâu chẳng thèm sà vô trang giấy.
Tại nữa, cái vị ngọt lịm của sữa đặc, khác nào lưỡi kiếm đang ẩn nấp trong khiên, hay lời dịu dàng của cỏ may chờ găm vào áo ai thơ thẩn.
Uống phê đen, mình như là đang chạm tới đáy cốc của trần trụi, đắng ngắt, vị giác chẳng còn phải lọc vội lọc vàng, cái ngọt ngào chết người kia, để chạm cái mặt kiêu sa vào tận cùng sâu thẳm thuần thôi vị đời. Uống phê sữa, sao đời nó dễ trôi dễ nuốt. Ai chẳng ưa.
Uống phê đen, chạm vào rồi nỗi kiệt cùng đen đúa trần ai, như cái dây cung đã lên hết, như hông đã chạm vào đường cong phía dưới của hình sin, còn sợ gì mà chẳng bơi lên. Như hoa đã tàn, lá trụi, cây cháy đen, chừ thấy một mầm non mới nhú.
Thực ra, sau rốt, uống phê đen vì không muốn bụng nó béo thêm, và nhất là, giá nó rẻ hơn thôi, hii Biểu tượng cảm xúc pacman
Ở mục
Nhảm
Thursday, October 8, 2015
Svetlana Alexievich giành giải Nobel văn chương 2015
Thông cáo mới nhất từ Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển, nhà văn Svetlana Alexievich đã chính thức đoạt giải Nobel văn chương năm 2015.
Thông cáo ngắn gọn như sau: Giải thưởng Nobel Văn chương năm 2015 được trao tặng cho nhà văn người Belarus Svetlana Alexievich với "những trước tác phức điệu/đa thanh, một tượng đài bất bủ cho nỗi thống khổ và lòng quả cảm trong thời đại chúng ta".
Thông cáo ngắn gọn như sau: Giải thưởng Nobel Văn chương năm 2015 được trao tặng cho nhà văn người Belarus Svetlana Alexievich với "những trước tác phức điệu/đa thanh, một tượng đài bất bủ cho nỗi thống khổ và lòng quả cảm trong thời đại chúng ta".
Ở mục
Nhảm
Thursday, June 25, 2015
Rồi chúng mình sẽ chết
1,"Being-towards-death"
là một trong số các ý niệm thú vị của Heidegger mình hứng thú. Nói một cách ngắn
gọn, tư tưởng này vừa như bi bên ngoài, lại hàm chứa một nguồn nội sinh, có thể
trở thành kim chỉ nam cho những hướng sinh tồn tích cực.
Rồi chúng mình sẽ chết. Vấn đề là, sự hiện hữu của mình, một thực thể thực hữu, một tồn tại/hữu thể hữu sinh hữu diệt, SẼ sản sinh ra những tồn tại khác hiện hữu [và đương nhiên cả] phi hiện hữu? Khi thực thể chúng mình mình kết thúc, sự tồn tại của cá nhân chúng mình có tùng teo theo thì kệ nó, nhưng những tồn tại/hữu thể chúng mình sở hữu, sản sinh, liệu có thường hằng/sẽ kết thúc sự tồn tại của mình hay vĩnh hằng? Chẳng hạn lòng yêu, tình hận? Câu hỏi về cái chết của quả tim, não bộ, hay chẳng qua là hóc-môn - dưới lăng kính của một nhà y sinh- hay trái tim, tấm lòng - dưới lăng kính của một người bình thường- liệu có kết thúc sự tồn tại của những tồn tại/hữu thể phi thực hữu, do những tồn tại thực hữu sản sinh, sở hữu?
Rồi chúng mình sẽ chết. Vấn đề là, sự hiện hữu của mình, một thực thể thực hữu, một tồn tại/hữu thể hữu sinh hữu diệt, SẼ sản sinh ra những tồn tại khác hiện hữu [và đương nhiên cả] phi hiện hữu? Khi thực thể chúng mình mình kết thúc, sự tồn tại của cá nhân chúng mình có tùng teo theo thì kệ nó, nhưng những tồn tại/hữu thể chúng mình sở hữu, sản sinh, liệu có thường hằng/sẽ kết thúc sự tồn tại của mình hay vĩnh hằng? Chẳng hạn lòng yêu, tình hận? Câu hỏi về cái chết của quả tim, não bộ, hay chẳng qua là hóc-môn - dưới lăng kính của một nhà y sinh- hay trái tim, tấm lòng - dưới lăng kính của một người bình thường- liệu có kết thúc sự tồn tại của những tồn tại/hữu thể phi thực hữu, do những tồn tại thực hữu sản sinh, sở hữu?
Ở mục
Nhảm
Tây hay ta?
An Nam quê ta ngay bên Xiêm La, Trung Hoa. Xa xưa, khi quân Phơ-răng
vô xâm lăng, liên bang Laos, Cam-bô-đi-a, An Nam kêu tên chung Đông
Dương. Bao năm nay, nôi văn minh phương Đông in sâu nơi đây. Tuy nhiên,
tôi băn khoăn trong sâu xa, phương Đông ta so găng châu Âu, Ơ-mê-ri ca
hay Tân Tây Lan, phương Tây ha, xem ra thua xa. Tôi xin biên dăm ba câu
linh tinh, cho vui thôi như sau.
TÔI (Lơ-moa)
Dân ta xem tư duy riêng, tư duy "tôi" không ra sao, ưa tư duy chung chung, ưa "ta", trong khi tây xem "tôi" to, luôn luôn riêng. Khi vô quan quân, trong khi tây sai, tây xin lui không đeo lon luôn, ta lo toan xin thăng quan cao hơn.
TÔI (Lơ-moa)
Dân ta xem tư duy riêng, tư duy "tôi" không ra sao, ưa tư duy chung chung, ưa "ta", trong khi tây xem "tôi" to, luôn luôn riêng. Khi vô quan quân, trong khi tây sai, tây xin lui không đeo lon luôn, ta lo toan xin thăng quan cao hơn.
Ở mục
Nhảm
Wednesday, June 17, 2015
Tôi yêu quê tôi
Quê tôi An Nam, nơi tim tôi luôn bao yêu thương. Ngay bên chi-na,
quê tôi bao năm nay chưa khi mô ngơi nguy cơ bom rơi, do quân Thanh,
quân Nguyên năm xưa xua quân liên miên, nay chi-na tham lam Đông-sea.
Tôi không khi mô quên công ơn cha ông, ưu tư lo cho quê hương. Tuy năm
nay, tôi chăm chăm coi Sea-game, xem cô Viên bơi tung tăng ăn huy
chương, xem U23 thua đau Mi-an-ma, tranh ngôi ba thôi, nhưng tôi tin,
không ai quê tôi quên Đông-sea.
Ở mục
Nhảm
Saturday, June 13, 2015
My life diary
Đôi khi lang thang trong cô đơn mênh mông, nơi tim ta ngân rung bao
thanh âm xa xôi, ta chơi vơi miên man theo du dương ghi-ta khuya đêm.
Thôi tôi vô ngay đây.
Nguyên nhân sâu xa, theo tôi, do tôi hay lan man, như ông điên hay khoe khoang linh ta linh tinh văn
chương đau thương không ai ưa. Xưa tôi ngu si đam mê không như ai, đâm đơn thi văn khoa kiêu căng không vương khuyên răn cha ông. Tôi hăng say chuyên tâm lao vô kho văn chương, sao cho tâm tư bao thâu, truy nguyên bao câu văn thơ uy nghiêm xa xưa. Tôi mong tôi như ông thơ tiên, nhưng cha tôi không tin, chê tôi mai đây như ông thơ điên thôi. Cha tôi khuyên, con ơi, nghe cha đi, văn thơ cao siêu nhưng điêu toa, nghe hay nhưng không sinh ra cơm, nghe vui nhưng đâu đưa con lên ngôi sao. Con tu tâm lo xoay money cho tương lai con nghen. Không nên đam mê lung tung.
Thôi tôi vô ngay đây.
Nguyên nhân sâu xa, theo tôi, do tôi hay lan man, như ông điên hay khoe khoang linh ta linh tinh văn
chương đau thương không ai ưa. Xưa tôi ngu si đam mê không như ai, đâm đơn thi văn khoa kiêu căng không vương khuyên răn cha ông. Tôi hăng say chuyên tâm lao vô kho văn chương, sao cho tâm tư bao thâu, truy nguyên bao câu văn thơ uy nghiêm xa xưa. Tôi mong tôi như ông thơ tiên, nhưng cha tôi không tin, chê tôi mai đây như ông thơ điên thôi. Cha tôi khuyên, con ơi, nghe cha đi, văn thơ cao siêu nhưng điêu toa, nghe hay nhưng không sinh ra cơm, nghe vui nhưng đâu đưa con lên ngôi sao. Con tu tâm lo xoay money cho tương lai con nghen. Không nên đam mê lung tung.
Ở mục
Nhảm
Wednesday, June 3, 2015
Life is imperfect?
Tôi chìa cái mặt trên đời khi vinh quang của dối trá đang tỏa ánh ngời.
Tôi được dạy, rằng, chỉ có trên những tấm bi kịch thuở xưa, loài người
mới có mặc cảm. Và thằng cha tội nghiệp Ơ-đíp là kẻ hóa thân cho những
báng bổ định mệnh.
Nhưng phải chăng chỉ hắn ta mới mang mặc cảm? Trên đời này có công thức hay thầy phù thủy nào giải được định mênh?
Có tha nhân nào không cảm thấy hèn đớn vô năng khi mình không sinh ra trong nhung lụa, sao mình chẳng đẹp hơn, sao mình chẳng thể thông minh hơn khi mình đã đẹp thế này, sao chân cẳng mắt mũi mình vênh lệch dị hợm? Phải chăng chính các nhà phẫu thuật thẩm mỹ lại chẳng là các bác sĩ tâm lý đại tài lắm sao?
Nhưng phải chăng chỉ hắn ta mới mang mặc cảm? Trên đời này có công thức hay thầy phù thủy nào giải được định mênh?
Có tha nhân nào không cảm thấy hèn đớn vô năng khi mình không sinh ra trong nhung lụa, sao mình chẳng đẹp hơn, sao mình chẳng thể thông minh hơn khi mình đã đẹp thế này, sao chân cẳng mắt mũi mình vênh lệch dị hợm? Phải chăng chính các nhà phẫu thuật thẩm mỹ lại chẳng là các bác sĩ tâm lý đại tài lắm sao?
Tuesday, June 2, 2015
Đập vỡ cây đàn
Vì dòng đời đổi trắng thay đen?
Không, chẳng qua là năm thứ 2 đại học, tôi đã may mắn đốn ngộ hoặc điên khùng rồ dại rũ bỏ cái tham sân si cuối cùng là nhạc nhẽo, quyết định tặng lại thằng em cây đàn guitar giá rẻ hiệu Tân Châu mua tiệm sách gần cầu Trường Tiền. Chẳng ai rảnh để bơi song đề trên những cảnh tình khác nhau, đặng mong đối chứng, mà thay vào đó, nhất loạt đều đơn tuyến tại thân, tiền hậu theo chiều thời gian thiên di. Thế nên, khi đập vỡ cây đàn, tôi thấy mình bớt đi rất nhiều phiền muộn, và sống toàn tập cho dự án cuộc đời tuyến tính duy nhất tôi vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên chính và đồng thời khán giả.
Đôi khi rũ bỏ là hành vi đưa động cơ trở về với số không, để làm một bước ngoặt, hay ít ra là mưu cầu rồi đây đời ta sẽ khác đi. Khi đập vỡ cây đàn, ta không những phá những gông cùm duy lí hoặc thuần duy cảm, để trở về với tự nhiên nhuần nhị sáng tỏ nhất, là chấp nhận lí tính đơn thể duy nhất giữa vô vàn thụ thể tụ kết. Thật ra, cứ suốt ngày chê bai siêu hình thì chẳng phải đã siêu hình lắm ru. Thật ra, cứ suốt ngày mỉa mai duy tâm mình lại chẳng đã phi lí trí lắm sao? Tôi cứ có cảm giác đơn cực mà không thể tiến xa thành vĩ cực.
Không, chẳng qua là năm thứ 2 đại học, tôi đã may mắn đốn ngộ hoặc điên khùng rồ dại rũ bỏ cái tham sân si cuối cùng là nhạc nhẽo, quyết định tặng lại thằng em cây đàn guitar giá rẻ hiệu Tân Châu mua tiệm sách gần cầu Trường Tiền. Chẳng ai rảnh để bơi song đề trên những cảnh tình khác nhau, đặng mong đối chứng, mà thay vào đó, nhất loạt đều đơn tuyến tại thân, tiền hậu theo chiều thời gian thiên di. Thế nên, khi đập vỡ cây đàn, tôi thấy mình bớt đi rất nhiều phiền muộn, và sống toàn tập cho dự án cuộc đời tuyến tính duy nhất tôi vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên chính và đồng thời khán giả.
Đôi khi rũ bỏ là hành vi đưa động cơ trở về với số không, để làm một bước ngoặt, hay ít ra là mưu cầu rồi đây đời ta sẽ khác đi. Khi đập vỡ cây đàn, ta không những phá những gông cùm duy lí hoặc thuần duy cảm, để trở về với tự nhiên nhuần nhị sáng tỏ nhất, là chấp nhận lí tính đơn thể duy nhất giữa vô vàn thụ thể tụ kết. Thật ra, cứ suốt ngày chê bai siêu hình thì chẳng phải đã siêu hình lắm ru. Thật ra, cứ suốt ngày mỉa mai duy tâm mình lại chẳng đã phi lí trí lắm sao? Tôi cứ có cảm giác đơn cực mà không thể tiến xa thành vĩ cực.
Ở mục
Nhảm
Subscribe to:
Posts (Atom)