Pages

Showing posts with label Dịch. Show all posts
Showing posts with label Dịch. Show all posts

Tuesday, December 26, 2017

Ba chuyện vụn vặt

1. điệp vụ
Năm ấy, Beverly và tôi mới lên lớp hai, cùng mài đũng quần trường New Carew Street. Hai đứa ghét cay ghét đắng giờ ra chơi. Beverly chẳng ưa gì mỗi lần giải lao và tùm lum khóc suốt, chẳng ai hay biết lí do nên hay túm lại trêu người. Tôi cũng chẳng hứng thú gì với giờ ra chơi, vì nó khiến ngôi trường chẳng còn dáng dấp của một nơi để học hành, và tôi sẽ chẳng biết được thêm được điều gì sất. Thật mất thời gian. Tôi biết độc mỗi cái tên, Beverly. Những gì tôi kể lể lại đây, đều do tò mò mà biết. Họ của Beverly là LaPlante, nghe lạ hoắc và do thế, chắc là không đúng. Beverly vẫn mang cái mác mít ướt. Bề ngoài, Beverly chẳng lấy gì làm xinh xắn và vì khóc lóc suốt ngày khiến tôi cũng thấy ớn, chẳng bao giờ tôi hé răng nói với Beverly nửa lời. Thêm nữa, tôi cũng không muốn ai nghĩ rằng tôi là bạn của Beverly. Beverly đâu có phải bạn bè gì. Và, thầm kín thôi nhé, tôi sợ là tôi cũng chẳng được Beverly coi là bạn.

Thursday, September 28, 2017

Giải mã Kafka

Trở ngại chính mà người đọc truyện ngắn  Kafka gặp phải là lựa chọn một hướng tiếp cận thông qua hàng hà sa số cách giải mã khác nhau và ngày càng nhiều thêm. Một trong số đó là cách tiếp cận theo hướng xem tác phẩm của nhà văn là các tự truyện. Theo lối này, trước tác của Kafka chẳng là gì ngoài phản chiếu lại xung khắc suốt cuộc đời nhà văn giữa một cuộc sống đơn thân và lựa chọn lập gia đình hay, ở một tầm khác, là những mâu thuẫn giữa hoài nghi luận của nhà văn với bản chất tôn giáo ông theo. Trong khi, hướng tiếp cận này có vẻ khả tín khi không nhiều cây viết từng kích động tuyên cáo: "Những gi tôi viết là về ông [bố Kafka]. Trong đó, tôi chỉ chua thêm một ít sầu muộn tôi đã không thể thở than nơi lồng ngực ông." [Thư gửi cha], tuy thế, sẽ là nguy hiểm nếu coi những lắng lo đã tỏa chiếm hết các tác phẩm của Kafka theo hướng này. Vỡ mộng và cuối cùng là thái độ ghét bỏ của nhà văn với cha là một thứ kích thích để ông ngồi vào bàn, nhưng chúng không thể giải thích được sự mê hoặc trong văn ông, hay tỏ lộ cho chúng ta biết lí do ông cầm bút.

Saturday, October 10, 2015

[Tóm tắt] Tội ác và hình phạt/trừng phạt

Raskolnikov, chàng sinh viên thiếu thốn, tự nhận mình là một người trai trẻ phi thường, và rồi, chàng vạch ra một cái học thuyết mà những người siêu quầng của thế giới này như chàng có quyền phạm bất kì tội gì nếu họ nghĩ là nó có ích cho nhân loại. Để chứng minh cho học thuyết, chàng đã xuống tay sát hại mụ chủ hiệu cầm đồ ti tiện già nua và cả em gái mụ, người bất ngờ xuất hiện. Cũng lúc ấy, ngay sau tội ác xảy ra, Luzhin, anh chàng hứa hôn với em ái chàng Dunya tới thăm. Chàng xúc phạm và đuổi Luzhin vì chàng bực bội với thái độ khệnh khạng của Luzhin với em gái.

Wednesday, October 7, 2015

Sách và thuốc lá

Độ dăm ba năm trước, có lần ông bạn tôi, một tay biên tập viên, đứng canh lửa bom với mấy anh công nhân xí nghiệp. Cả đám chém gió về tờ báo ông bạn tôi làm mà hầu hết đều đọc và gật gù, nhưng khi ông bạn tôi dò hỏi mấy anh công nhân xem mấy anh này nghĩ gì về mục văn chương, câu trả lời ông bạn tôi nhận được thế này: "Ông bạn tưởng rằng tụi này không ngó nghiêng tới văn nghệ văn gừng sao, đúng không? Cớ gì, phân nửa thời gian ông tám chuyện về những quyển sách có giá 12 bảng và 6 xu! Tụi miềng chả đủ bạc để ném hết số ấy vào một quyển sách". Những người này, ông bạn tôi kể, là mấy tay chả bao giờ lấn cấn khi ném hàng chục bảng mỗi lần đi phượt tới Blackpool.

Tuesday, October 6, 2015

Không đùa được với Kafka đâu

Tóm tắt chuyện/chiểu sự (state of affairs) thế này:

1. Có một bác bảo là phong cách Kafka tẻ ngắt, như mấy cái báo cáo hành chánh dzị đó (bureaucrat report), trong truyện của ông thường có các sự kiện/biến cố kinh hoàng được mô tả bằng một giọng điệu lạnh tanh nhạt nhẽo. Tuy nhiên, nguyên nhân là do bác ấy đọc từ bản Anh ngữ, thường là những kì thư đã dịch lâu rồi, chủ yếu do Willa và Edwin Muir chấp bút, sóng sánh chữ nghĩa, cũng có đoạn chưa chính xác, nhưng thường tẻ ngắt và vì thế, ít nhiều trở thành tác nhân để giới mộ điệu nhìn Kafka, vốn là một anh công chức, có cái thứ văn chương hành chánh tẻ ngắt.

2. Cái phong cách lạnh tanh?
Trong Phiên tòa và Lâu đài, Kafka đúng là đã dùng cái ngôn ngữ hành chánh, nhưng dụng công thấy rõ. Ngôn ngữ của ông, không hẳn vì thế mà trở nên tẻ ngắt. Josef K trong Phiên tòa đã kinh qua hàng loạt những cảm xúc khác nhau, không thể kìm nén, có cả sự ngạc nhiên, nỗi lo lắng, sợ hãi, tò mò, đắm đuối, bực tức, giận giữ và cả tuyệt vọng. Tất cả những cung bậc trên đều được nhà văn mô tả chi tiết, lúc trực tiếp lúc gián tiếp.

Monday, September 28, 2015

Giải mã Kafka

Trở ngại chính mà người đọc truyện ngắn  Kafka gặp phải là lựa chọn một hướng tiếp cận thông qua hàng hà sa số cách giải mã khác nhau và ngày càng nhiều thêm. Một trong số đó là cách tiếp cận theo hướng xem tác phẩm của nhà văn là các tự truyện. Theo lối này, trước tác của Kafka chẳng là gì ngoài phản chiếu lại xung khắc suốt cuộc đời nhà văn giữa một cuộc sống đơn thân và lựa chọn lập gia đình hay, ở một tầm khác, là những mâu thuẫn giữa hoài nghi luận của nhà văn với bản chất tôn giáo ông theo. Trong khi, hướng tiếp cận này có vẻ khả tín khi không nhiều cây viết từng kích động tuyên cáo: "Những gi tôi viết là về ông [bố Kafka]. Trong đó, tôi chỉ chua thêm một ít sầu muộn tôi đã không thể thở than nơi lồng ngực ông." [Thư gửi cha], tuy thế, sẽ là nguy hiểm nếu coi những lắng lo đã tỏa chiếm hết các tác phẩm của Kafka theo hướng này. Vỡ mộng và cuối cùng là thái độ ghét bỏ của nhà văn với cha là một thứ kích thích để ông ngồi vào bàn, nhưng chúng không thể giải thích được sự mê hoặc trong văn ông, hay tỏ lộ cho chúng ta biết lí do ông cầm bút.

Friday, January 3, 2014

Ngôn ngữ khác nhau tính cách sẽ không giống nhau?

TUẦN trước, Johnson đã dành những lời có cánh về lợi thế của người song ngữ. Trong đó phải kể đến năng lực xử lý các nhiệm vụ gắn liền "chức năng điều khiển" (việc này gắn liền với khả năng lập kế hoạch và chọn mục tiêu của não bộ), khả năng kháng cự tốt hơn trước bệnh đãng trí (dementia) khi tuổi xế chiều và - rõ ràng - là khả năng nói một ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, có một ưu điểm của người song ngữ mà tác giả có ý không đề cập tới. Những người nói được nhiều thứ tiếng khác nhau thường cho thấy [bản thân] có những tính cách khác nhau, hoặc thậm chí những thế giới quan dị biệt mỗi khi họ nói những ngôn ngữ khác nhau ấy.



Đây là một ý kiến thú vị, (thử tưởng tượng) mỗi cá thể có thể được mở rộng (tâm tư tưởng) của mình khi tinh thông hai hoặc vài ngôn ngữ. Rõ ràng (khi thể hiện ra với bạn bè mới quen biết, văn chương và hơn thế nữa), bản thân họ thực sự được mở rộng. Mặc dù vậy, điều này quả là khác biệt khi khẳng định- như nhiều người lên tiếng- rằng sẽ có một tính cách khác biệt khi sử dụng một ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, một đồng nghiệp trước đây của tôi ở tờ Economist thường bị đánh giá là anh ta sẽ thô lỗ hơn khi dùng tiếng Do Thái, so với khi xài tiếng Anh. Vậy thì điều gì đang diễn ra ở đây?