Pages

Showing posts with label Phil. Show all posts
Showing posts with label Phil. Show all posts

Monday, December 5, 2016

Quy chiếu và hiện hữu (1) - Bài giảng của Kripke

Kripke xếp thứ 7 trong một trong số các danh sách lập cho vui, thứ tự top mười người đẹp gồm W, F, R, M, Q, H, K, N, M, K. Cuộc thi hoa hậu hoàn vũ được lập cho vui tại:

http://leiterreports.typepad.com/blog/2009/03/so-who-is-the-most-important-philosopher-of-the-past-200-years.htm

Nhìn vào tên đã thấy hoa mắt, vì lòng thòng, vòng vèo, và vì sao hoa hậu lại vỗ đèn đẹt vào vai các thầy mình khi bảo vệ PhD. Giờ tóm tắt bài giảng số 1, trong Quy chiếu và hiện hữu.

1) Một trong số các vấn đề hóc búa của triết học (philosophical conundrum) là việc sử dụng (gán, đặt) tên không quy chiếu. Tên cũng được gán cho những thực thể tưởng tượng. Có 2 quan niệm chính:

1.1 Mill (đứng thứ 4 trong top 5 người đẹp): tên riêng chỉ có denotation và không có connotation. Chức năng ngữ nghĩa của tên chỉ quy chiếu tới một đối tượng, nothing more, không có thuộc tính nào hết của đối tượng, giống như là thuộc tính của đối tượng được mô tả trong ngữ, câu. Ví dụ, Ronaldo sẽ khác với Rô điệu. Vì Ronaldo có thể là Rô béo hoặc Rô điệu. Trong khi Rô điệu có thuộc tính.

1.2 Frege và Rusell (Á hậu 1 và 2): tên không chỉ là một cái dấu hiệu, mà còn có cả nội dung, có cả connotation.

1.3 Theo Kripke, nếu theo F và R thì vấn đề nảy sinh là mối quan hệ giữa tên và các thực thể không hiện hữu. Các thực thể không hiện hữu thì thuộc tính của nó ở đâu? Do đó, bắt buộc sẽ phải nói, vì nó không có thuộc tính, nên không có những đối tượng như thế. Ngược lại, nếu theo M, và do đó, nếu tên chỉ là quy chiếu, thì không thể đặt ra câu hỏi, liệu cái đối tượng ấy có tồn tại hay không. Đây là lí do vì sao quan niệm của M có vẻ thất thế. Ngoài ra, theo K, chúng ta có thể sử dụng tên riêng, mà không cần biết liệu nó có quy chiếu hay không. Những cái tên trong diễn ngôn tưởng tượng/hư cấu như Sherlock Holmes hoàn toàn không khiến chúng ta bận tâm nó có quy chiếu hay không.

2) Theo K, hiện hữu ở đây hiểu là từng hiện hữu, không nhất thiết là hiện hữu tại thời điểm phát ngôn. K theo F và R. Có 2 thuyết (thậm chí là 4), phát triển độc lập từ F và R, như sau:

2.1 Theo K, cả F và F đều cho rằng, hiện hữu chỉ là tầng thứ hai của khái niệm (theo cách diễn đạt của F). Cụ thể, dù chúng ta dùng từ "hiện hữu" để chỉ một thuộc tính, hoặc như một mệnh đề, và nó được, hoặc không được minh chứng - "hiện hữu" ở đây mang nghĩa, là một thuộc tính của các thuộc tính, dù chúng được minh chứng/có thể lấy ví dụ hay không. Nói cách khác, chúng sẽ có một thuộc tính, nếu như nó được thể hiện ra, được minh chứng. Ở tầng thứ nhất, ngược lại, hiện hữu, tức sẽ có những thuộc tính có thể áp dụng tới những đối tượng, thực thể. Theo F và R, người ta không thể nói, một đối tượng là hiện hữu hay không, vì tất cả mọi thứ đều hiện hữu. Bởi lẽ, người ta không thể phân tách các đối tượng trên thế giới là hiện hữu và không hiện hữu.

2.2 Theo K, F và R cho rằng, với mỗi tên riêng, sẽ tương ứng có một chuẩn/điều kiện, hoặc thuộc tính mà các đơn thể được giả định là có thể gán tên. Ví dụ, Napoleon hoặc là (1) tướng bại trận Waterloo, hoặc rất nhiều thực thể khác, chúng ta có nghe về. Tên, nghĩa là, "cái đối tượng mà nó đáp ứng/trả lời được cái chuẩn/điều kiện đang gợi nhắc/tìm hiểu". Giải pháp của F và R như sau: Mỗi tên riêng sẽ liên đới tới một vài mệnh đề, và được giả định là được thể hiện ra/minh chứng là duy nhất. Giả sử, sự vật A là duy nhất với những thuộc tính đang truy tìm, người ta có thể nói, Napoleon hiện hữu, hoặc, một cách khái quát, A hiện hữu. Nếu không (những thuộc tính không duy nhất, không được thể hiện ra là duy nhất), người ta có thể nói A không hiện hữu. Nhưng người ta không bao giờ khẳng định, rằng một đối tượng là hiện hữu hay không, thay vào đó, sẽ khẳng định, hoặc phủ định rằng một mệnh đề được minh chứng ra là duy nhất.

K dẫn ra ví dụ hoa hậu W đã viết trong PI, trường hợp Moses (Hồi bé hay đọc là Môi-xê). Theo W, Moses sẽ mang nhiều nghĩa, chỉ nhiều sự vật, khi Moses không hiện hữu (Trong Cựu Ước, Moses đã dẫn dắt dân Do Thái thoát khỏi Ai Cập), hoặc tên của người đó không phải là Moses, hoặc chẳng có ai như Moses như Kinh thánh viết. Theo K, W theo truyền thống của F và R.

3) K đưa ra một kiến giải riêng, updated later.

Friday, August 19, 2016

Friday, May 6, 2016

Triết lục địa và triết phân tích : Analytic versus Continental Philosophy

Kile Jones giải thích bằng trích đoạn sau trong Romeo và Juliet (tạm dịch): "Cái tên có gì? Mà từ đấy ta gọi hoa hồng. Và bằng cái tên nào khác chăng nữa, cũng sẽ hương thơm ngát".

1. Ta biết rằng Shakespeare chả thể gặp Wittgenstein, Russell, hay Ryle, tuy nhiên, nếu ông hỏi "What is in a name?" thì lí thuyết mà nói, 

+ Wittgenstein có thể trả lời: "Một điều bí ẩn của các biểu tượng".
+ Russel trả lời "Một lời giải thích của các khá niệm"
+ Ryle: "Rất nhiều vấn đề không cần thiết".
+ Hegel, Husserl, hay Nietzsche ?

2. Phân biệt của Prado về mặt phương pháp:

"Sự đối lập giữa lục địa và phân tích là về mặt phương pháp, đó là, việc tập trung vào phân tích (analysis) hay vào tổng hợp (synthesis). Giới phân tích thường nỗ lực giải quyết tương đối chính xác các vấn đề triết học bằng cách giảm trừ [tách] (reducing) chúng thành các phần và thành các mối quan hệ trong đó các bộ phận, các phần này thuộc về. Giới lục địa thường giải quyết các vần đế lớn theo hướng tổng hợp hay thống nhất, và xem các vấn đề cụ thể là "các phần của những thực thể lớn hơn", và chỉ được hiểu đúng và được xử lý khi đặt vào những thực thể lớn này".

Vậy, triết phân tích quan tâm tới việc phân tích - phân tích tư duy/tư tưởng, ngôn ngữ, luận lý [logic], tri thức, tâm trí... trong khi đó triết lục địa quan tâm tới vấn đề tổng hợp - tổng hợp của hiện đại tính [cái hiện đại] với lịch sử, các cá nhân với xã hội, và để rồi suy đoán ứng dụng.

3. Định nghĩa của Neil Levy:

Triết phân tích là triết "giải quyết vấn đề", còn triết lục địa gần với "truyền thống nhân văn và văn chương nghệ thuật... có xu hướng gắn với chính trị. Hans-Johann Glock cũng theo ý này khi viết: "triết phân tích là khoa học hoặc kĩ năng đáng kinhsl nó sử dụng các kĩ thuật cụ thể để giải quyết các vấn đề riêng rẽ với những kết quả rành mạch".

4. Có vẻ như quá rành mạch trong việc phân tách trên. Ví dụ giới lục địa như Hegel viết về logic, Heidegger viết về ngôn ngữ. Do đó, việc phân tách này chỉ đúng phần nào. 

Hãy trở lại với Immanuel Kant (1724-1804). Kant đưa ra thuyết về tri thức và giải thích làm thế nào "một tri nhận/nhận thức [cognition] tổng hợp có thể là một tiên nghiệm". Một trong các bước quan trọng là phân tích giữa hai địa hạt/lĩnh vực: noumental (vật tự nó - thing-in-itself) và phenomenal (vật ta nhận thức được- cái vẻ nó hiện ra - vật ta biết - vật hiện tượng). Vậy cần phân biệt:

- Vật ta biết như nó hiện ra, vật hiện tượng, thế giới hiện tượng
-  Những gì nằm ngoài mọi khả năng, vật không thể biết như: thượng đế, bất tử, tự do.

Đây là hai cú đánh lại Kant:

- Hegel (1770-1831), ông tổ của triết lục địa, không đồng tình với việc phân tách vật tự nó và vật hiện tượng, nói cách khác, thực tại trong chính nó và thực tại như nó hiện ra [mà ta cảm nhận được]. Hegel cho rằng mọi thực tại là thống nhất trong một Ý niệm (Idea). Vậy chẳng có khoảng cách/lỗ hổng nào về mặt nhận thức (epistemic chasm) giữa cái có thể biết và cái không thể biết, vì chẳng có gì ngoài Ý niệm mà là không được biết. 

Hegel trở thành thuyền trưởng già nua (precursor) cho triết học học lục địa, hướng trọng tâm vào việc mô tả lại [thực tại] đại tổng thể và gộp mọi hướng (văn chương, lịch sử, nghệ thuật...) trong các truy vấn triết học. 

- Hướng thứ hai là từ Cambridge và Vienna: Trong khi Hegel phán pháo vào việc nhận thức thực tại của Kant thì nhóm này oánh vào tiên nghiệm tổng hợp (synthetica priori) của ông. Hướng thứ nhất theo chân Bertand Russel, cùng với hướng tiếp cận giảm trừ, cụ thể, ấy là nguyên tử luận lý (logical atomism), cùng với việc tập trung vào các vấn đề luận lý cụ thể, từ đó tách khỏi truyền thống Hegel. Hướng thứ 2, do Ernst Mach chủ xướng, cho rằng việc kết hợp giữa metaphysics (siêu hình học) và epistemology (nhận thức luận) là nguy hại cho khoa học và cho rằng nhận thức luận của Kant là "kì quái". Trường phái Vienna ra đời, với mục tiêu xóa bỏ siêu hình học (Carnap), khẳng định thế ưu việt của luận lý trong triết học (Gödel), thuyết quy ước ngôn ngữ học (Waismann), bóc trần (debunking) "tổng hợp một tiên nghiệm" của Kant. Tuy nhiên, thay vì phân biệt giữa chân lý tiên nghiệm không thể quan sát được (a priori) và hậu nghiệm (phụ thuộc vào quan sát), nhóm này khẳng định chỉ có những chân lý hoặc là trùng phức (tautology - đúng bởi định nghĩa - [kiểu 2 + 2 =4]) hoặc được chứng thực (bằng quan sát).

Hai hướng này dẫn tới việc phân biệt hai trường phái triết học, dẫn đến những thái độ khác như về siêu hình học và nhận thức luận, từ đó có những phương pháp và quỹ đạo khác nhau.

Heidegger và Wittgenstein

Trong khi nhóm hậu Hegel lục địa==> siêu hình học biện chứng và trường pháp Vienna --> thuyết tri thức dựa vào luận lý, Martin Heidegger (1889-1976) đưa ra thuyết riêng về bản thể luận (ontology), "bản thể luận nghiên cứu con người". Với Heidegger, triết học chỉ cần ontology, "bản thể luận hiện tượng học toàn thể", đặt Being trọng tâm. Ngược với trường phái Vienna coi triết học là chuyện nhận thức luận, Heidegger cho rằng Being có khả năng đi trước tri thức, và hiện tượng này cần được nghiên cứu trước luận lý hay tường giải. Hiện tượng học của Heidegger vì thế tách ra khỏi phân tích luận lý, cố gắng "giải phóng triết học khỏi luận lý". 

Ngược lại, Ludwig Wittgenstein cùng với hàng khủng Tractatus đã tiếp đạn cho triết học phân tích, hướng vào triết học ngôn ngữ, cùng với thuyết mệnh đề như là các bức tranh luận lý của các hiện trạng của thế giới [propositions as logical pictures of states of affairs in the world.]. Nghĩa là, các câu chỉ mang nghĩa nếu chúng vẽ ra các bức tranh như thế. Do đó, cùng với Carnap và Vieanna, Wittgenstein tìm cách xóa bỏ siêu hình học và God-talk (omg, chắc là lời của đấng sáng thế ???, kinh thánh?). 

“trong ngôn ngữ tôn giáo và đạo đức, chúng ta thường sử dụng phép so sánh (similes). Nhưng mỗi so sánh phải là so sánh của cái gì đấy. Nếu chúng ta có thể mô tả một sự kiện bằng phép so sánh, tôi cũng có thể bỏ phép so sánh ấy và mô tả sự kiện mà chẳng cần nó. Bây giờ thì trong trường hợp của chúng ta, ngay khi chúng ta bỏ phép so sánh và đơn giản là đưa ra sự kiện đứng sau đó, chúng ta thấy rằng chẳng còn kiện như thế nữa. Và do đó, giờ thì cái xuất hiện, trong vẻ ban đầu của nó như là phép so sánh, sẽ đơn giản là vô nghĩa".

Hiện sinh luận và thực chứng luận lý

Hiện sinh gắn với Sarte, với ý niệm "bản thể học hiện tượng luận - phenomenological ontology", giờ vẫn có ảnh hưởng tới triết học lục địa hiện tại. Theo Sartre, bản thể luận người thống nhất trong chủ tính hoàn toàn của nó: chúng ta là gì là do lựa chọn và chúng ta trải nghiệm cùng. Dasein (being-there: người ở đó), Sartre xác định người là being tồn tại, bị ném vào thế giới vô luận, phải tìm cách trốn thoát nhưng không thể và trách nhiệm không thể trốn tránh trong hành động của chúng ta. [comment: văn chương quá]. Cần lưu ý tới ý niệm của Camus, trạng thái tồn tại là hoàn toàn vô lý, và nguy hiểm chưa, vô lý có thể dẫn tới tự tử và đau khổ, hoặc tới chủ nghĩa lý tưởng hoặc bị khước từ. Mục đích là cân bằng giữa các cực này.

WWII đã dẫn tới một hệ quả, rằng giới lục địa đã thấy, độc chiếm quyền lực, kể cả bản thân triết học, cũng là đáng ngờ (mistrusted).

Trong lúc ấy thì triết phân tích, đã đánh dấu chấm hết cho vị trí thống trị của Kant ở châu Âu. (Sẽ xen Kant and the Foundation of Analytic Philosophy, trang 5). Phương pháp của triết phân tích như sau: Quy trình "phân tích luận lý" tập trung vào các vấn đề luận lý, các vấn đề triết học và nhận thức luận với các công cụ từ thử nghiệm và quy trình khoa học, tránh những dự đoán siêu hình học. 

Tóm lại bằng một đống hổ lốn trộn hòa: 

1. analytic phenomonology phenomenological analysis
2. scientific history and historically-minded science; 
3. epistemological ethics and ethical epistemology???

Còn chuyện tình trong đời: một anh thì hiện tượng học, hiện sinh, văn chương, chính trị; một anh thì vấn đề của diễn dịch, nghịch lý nói dối.

Xem thêm tại: 
https://philosophynow.org/issues/74/Analytic_versus_Continental_Philosophy

Tuesday, May 3, 2016

Thế giới khả hữu - possible world

Khái niệm [các] thế giới khả hữu, phần nào đó có thể xem là bắt nguồn từ ý tưởng từ triết học Leibniz, được hình thành trong nửa sau thế kỉ XX cùng trường phái triết học phân tích (analytic school) với tên tuổi của Kripke, Lewis, Hintikka, Plantinga, Rescher. Đây là con đường giải quyết các vấn đè của ngữ nghĩa hình thức (formal semantics).

Các vấn đề này gồm:

1) Các điều kiện đúng (truth conditions- hay được dịch là điều kiện chân trị) của mệnh đề đối chứng (counterfactual statements), chẳng hạn "Nếu chỉ hơn một trăm người nữa ở Florida bầu cho Gore năm 2000, chiến tranh Iraq đã không xảy ra"

2) Các câu, với sự chi phối của các tác tử thể thức (modal operators - Cao Xuân Hạo dịch "tác tử tình thái"), biểu thị tính tất yếu và tính khả hữu (nessessity and possibility) (vì lẽ này, mối quan hệ thiết hữu giữa thuyết các thế giới khả hữu và luận lý thể thức (logic modal -logic tình thái). Các hệ thống thể thức khác dựa trên các tác tử diễn đạt "thái độ [biểu thị được/ngay qua] mệnh đề" (propositional attitudes) như niềm tin, trách nhiệm, ước muốn.

Khởi nguồn từ giữa những năm 70 thế kỉ trước, thuyết [các] thế giới khả hữu được vận dụng trong thế giới tưởng tượng của nghệ thuật trần thuật do David Lewis cổ võ, cũng như hàng loạt các nhà lí thuyết văn chương khác, trong đó có Eco, Pavel và Ryan. Thông qua các câu hỏi mà họ đặt ra, lối tiếp cận lấy cảm hứng từ thế giới khả hữu đã có ảnh hưởng tới phê bình như các trường hợp McHale, Margolin, Palmer và Dannenberg.

Trích đoạn đầu: http://www.lhn.uni-hamburg.de/article/possible-worlds

Vấn đề cách dịch:

- truth conditions: các điều kiện đúng/các điều kiện chân trị.
- modal operators: tác tử thể thức/tác tử tình thái
- propositional attitudes: các thái độ mệnh đề [còn khó lọt tai, chờ cập nhật]. Có nơi dịch là "thái độ có tính đề nghị" ???

Cập nhật: Phần trên quá ư là vague nên thêm đoạn dưới.

Trong triết học và logic/luận lý, khái niệm thế giới khả hữu được dùng để diễn đạt các luận điểm thể thức (modal claims).

Theo đó, khi dùng khái niệm các thế giới khả hữu, người ta coi thế giới thực là một trong số rất nhiều các thế giới khả hữu. Thế giới thực ấy là thế giới mà chúng ta thực sự sống trong đó.

Giữa các mệnh đề và các thế giới khả hữu có mối quan hệ gắn bó. Chúng ta biết rằng mỗi mệnh đề hoặc đúng hoặc sai, khi gán cho bất kì một thế giới khả hữu nào đó. Trạng thái thể thức của mệnh đề được hiểu thông qua khái niệm: các thế giới trong đó nó (mệnh đề) đúng và các thế giới trong đó nó sai. Chẳng hạn:

Các mệnh đề đúng: Là các mệnh đề đúng trong thế giới thực. Ví dụ "Richard Nixon trở thành tổng thống năm 1969"

Các mệnh đề sai: Là các mệnh đề sai trong thế giới thực. Ví dụ "Ronald Reagan trở thành tổng thống năm 1969" . Thực tế là Reagan không tham gia tranh cử làm tổng thống Mỹ cho đến mãi 1976, do đó không thể xảy ra chuyện có khả năng được bầu.

Các mệnh đề khả hữu: Là các mệnh đề đúng trong ít nhất một thế giới khả hữu. Ví dụ "Hubert Humphrey trở thành tổng thống năm 1969"). (Humphrey đã tham gia tranh cử thổng thống năm 1969, do đó, có khả năng được bầu).

Các mệnh đề bất khả thi [hữu]/phi thực hữu: (impossible propositions) (hoặc các mệnh đề tất yếu sai): Là các mệnh đề đúng không ở bất cứ thế giới khả hữu nào. Ví dụ: "Melissa và Toby cao hơn nhau trong cùng thời điểm - taller than each other at the same time").

Các mệnh đề tất yếu đúng (necessarily true propositions), còn được gọi một cách đơn giản là "các mệnh đề tất yếu" là các mệnh đề đúng trong tất cả các thế giới khả hữu. Chẳng hạn: 2+2=4, hoặc "tất cả những người đàn ông ế đều chưa vợ". Chỗ này nhớ tới "chân lý phân tích" [analytil truth] vs chân lý tổng hợp [synthetic truth] và mệnh đề chân lý vs mệnh đề tổng hợp.

Các mệnh đề tùy thuộc/có điều kiện (contingent propositions) là các mệnh đề đúng ở một số thế giới khả hữu nhưng sai ở thế giới khả hữu kia. Ví dụ "Richard Nixon trở thành tổng thống năm 1969 là đúng tùy thuộc (đúng có điều kiện) và "Hubert Humphrey trở thành tổng thống năm 1969" là sai có điều kiện.

Impossible propositions: Các mệnh đề bất khả thi, nghe xuôi tai hiểu ngay :-)

https://en.wikipedia.org/wiki/Possible_world

Sunday, May 1, 2016

Triết Tây

Vắn lược:

1) Triết không lạc lối, không nằm trong tháp ngà, chẳng qua ta chẳng biết nó có cái gì. Thậm chí, gần đây, đóng góp của nó dữ dằn trong cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, toán, rồi cả vấn đề đạo đức đúng sai, mà nhóm sau thì không phải là trọng tâm.

2) Giai đoạn 1930 -1950 một số tay, trong đó có thực chứng luận lý (logical empiricists) cố tình khởi tạo một đường hướng riêng dành cho triết, tuy nhiên, các chủ đề mà phân tích luận lý hướng tới chính là một hợp thể của mọi khoa học. 2 thập kỷ liền ở Anh quốc, triết học "hợp chủng quốc" với phân tích ngôn ngữ phi hình thức (informal linguistics analysis). Đóng góp hơi ít nhưng vẫn có cho ngôn ngữ và luật.

3. Từ 1879 đến 1936, Gottlob Frege, Bertrand Russell, Kurt Gödel, Alonzo Church và Alan Turing phát minh ra logic biểu tượng/kí hiệu, đặt nền móng lí thuyết cho toán học với thuyết tập hợp (set theory), và lí thuyết hình thức cho điện toán.

4. Trong ngôn ngữ học, từ 1945 đến 1975, Rudolf Carnap, Saul Kripke, Richard Montague và David Kaplan phát triển ý tưởng liên quan đến logic trong nghĩa ngôn ngữ, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu nghĩa trong ngôn ngữ loài người.

Ý nghĩa và quy chiếu (sense and reference)

Gottlob Frege, năm 1892, phân biệt nghĩa và quy chiếu, theo đó, một thuật ngữ đơn (singular term - a term that is inherently about the object to which it applies, theo cách Frege) có nghĩa theo hai cách.

Quy chiếu (reference) [vật quy chiếu/referent] của một danh từ riêng (proper name) là đối tượng nó mang nghĩa hoặc chỉ hiệu, nghĩa (sense) của nó là những gì tên ấy thể hiện. Quy chiếu của câu là giá trị đúng/chân lý (truth value), nghĩa của câu là tư tưởng mà câu thể hiện. [Xem thêm về truth-conditions semantics: ngữ nghĩa điều kiện đúng/hàm chân trị]



 Frege đưa ra 2 lí giải về sự phân biệt này:

1. Ý nghĩa (sense) là thứ gì đó của danh từ, bất kể nó có quy chiếu hay không. Chẳng hạn nghĩa của Odysseus là thông minh, và do đó có nghĩa, ngay cả không có một đối tượng cá thể nào tương ứng với danh từ.

2. Ý nghĩa (sense) của các danh từ khác nhau là khác nhau, ngay cả quy chiếu của chúng giống nhau. Nếu một mệnh đề như "Sao Hôm là tên hành tinh giống hành tinh Sao Mai" mang thông tin, vậy các danh từ riêng phải có meaning (nghĩa) hoặc sense (ý nghĩa) khác nhau.Nhưng rõ ràng là nếu một mệnh đề đúng, chúng phải có chung quy chiếu. Nghĩa là "một hình thức trình hiện", chỉ phục vụ để biểu thị duy nhất một khía cạnh đơn lẻ của quy chiếu.

Noted:

1) Sao Mai và sao Hôm đều chỉ cùng một vật quy chiếu là sao kim (Venus). Sau này còn có variable reference (quy chiếu đa biến), constant referencet (quy chiếu cố định) và co-reference (đồng quy chiếu). Sao Hôm và sao Mai đồng quy chiếu.


2) Sense (ý nghĩa) và meaning (nghĩa) khác nhau. Sense là ý nghĩa của từ, có được từ mối quan hệ cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Sense là cái được biểu đạt, ý nghĩa. Meaning là nghĩa của từ trong ngữ cảnh, nghĩa của từ ngoài bản thân nó, trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong ngữ cảnh/người dùng.

3) Ở đây reference, referent rất hay bị lung tung hóa trong tiếng Việt. Có người dịch là sở chỉ (reference) và sở chỉ đối tượng (referent), có người coi là quy chiếu (reference) và sở chỉ (referent). Cái kiểu này rất dễ lộn xà beng với sở thị (detonation), sở biểu (signifier) và năng biểu (signified). Tôi thấy đơn giản hóa thế này:
- reference: quy chiếu
- referent: vật quy chiếu
- detonation: biểu thị/sở thị
- signifier: cái biểu đạt
- signified: cái được biểu đạt

4) Câu "Sao Hôm là sao Mai" rất nổi tiếng để minh họa cho ngữ nghĩa học về danh từ riêng. Tuy nhiên, sau này, nó còn được dùng để minh họa cho ý tưởng của Saul Krpke về tri thức cần thiết để phân biệt Sao Hôm và Sao Mai - có thể được phát hiện ra, thay vì là cái gì đó thuộc về tiên nghiệm (a priori).

Xem thêm bài này bàn về Rusell và cấu trúc mệnh đề: https://www.bu.edu/wcp/Papers/Lang/LangTati.htm

Wednesday, April 27, 2016

Một dẫn nhập về Tractatus

Đây là note mình (X) dịch lại bản đánh giá sách của tác giả (Y) về một khảo luận giới thiệu bằng Anh ngữ của tác giả (Z) cuốn kinh điển Tractatus của quý ngài Wittgenstein (W) bản Anh ngữ. Tốt hơn hết, nếu được, ta nên vọc luôn kinh điển Đức ngữ, kẻo lại tam sao thất bản rồi thấp thỏm với cái gọi là khả tín. Mình chỉ diễn nôm lại, sai sót của người review, của người viết sách về Tractatus mình không đảm bảo được, nhưng việc diễn nôm sai nếu có là lỗi [tất nhiên] của mình.

“[Bất cứ] ai hiểu những gì tôi nói sau rốt sẽ nhận ra [những nhận định trong Tractatus] là vô nghĩa, khi anh ta đã sử dụng chúng - như các nấc thang - để bám vào vượt lên trên chính chúng”, Wittgenstein viết trong đoạn văn áp chót, mục 6.54 Tractatus. Lời gợi nhắc mang vẻ nghịch lý này khiến độc giả của Tractatus hoàn toàn rối trí kể từ khi công trình ra mắt đến giờ, nhưng lại chưa từng trở thành chủ đề quan trọng được để tâm thảo luận, cho đến khi bài báo gây tranh cãi của Cora Diamond có tên “Vứt đi cái thang” xuất bản năm 1988. Diamond cho rằng, chúng ta sẽ hoàn toàn không nhận ra quan điểm trị liệu pháp và phản lí thuyết của Wittgenstein về triết học xuất hiện trong Tractatus, trừ khi chúng ta lưu tâm tới lời gợi nhắc của ông rằng những nhận định (statements) của tác phẩm là thực sự vô nghĩa, hiểu theo nghĩa đen. Trong khi cách tiếp cận “quả quyết” của Diamond có nhiều điểm lôi cuốn, nó cũng đặt ra một loạt câu hỏi, trong đó làm sao những nhận định xem ra khả thủ (có thể nắm bắt được) trong Tractatus lại có thể vô nghĩa và tại sao Wittgenstein bận lòng chấp bút (và chúng ta để tâm cầm đọc) một cuốn sách chứa toàn điều vô nghĩa. Các nhà bình luận đồng cảm với hướng tiếp cận của Diamond cố gắng đưa ra câu trả lời cho những vấn đề trên, trong khi những người phản đối quả quyết, không thể tìm được câu trả lời thoả đáng. Và rồi, cứ thế, người ta cãi vã nhau.

Tuesday, April 26, 2016

Giản lược triết học hiện đại - Modern Philosophy

Rationalism

·         Human reason is the most reliable source of knowledge.
1.        Attempts to provide rational foundation for the new science of Galileo and Newton
2.        Emphasis on metaphysics, mathematics, and deductive reasoning: human reason seeing through appearances to underlying reality
·         Rationalist positions on the mind-body problem:
1.        Dualism (Descartes): Mind and body are two distinct substances
2.        Materialism (Hobbes): Only matter is real
3.        Parallelism (Leibniz): Mind and body are separate but move in pre-established harmony like two stopwatches started at the same instant
·         René Descartes (1596–1650): Meditations on First Philosophy
1.        Methodological doubt: Systematically doubts testimony of senses, reason
§  Influential foundation of skepticism in epistemology
2.        Only certainty is “I think, therefore I am”; it would be impossible to think if one didn’t exist, so thought implies existence
3.        Sum res cogitans (“I am a thinking thing”): we are essentially minds, not bodies
4.        Distinguishes three kinds of substance:
§  Matter: primary attribute is extension in space
§  Spirit (or Mind): primary attribute is thought
§  God: “infinite substance” whose primary attribute is existence
·         Baruch Spinoza (1632–1677): Strict rationalist; argued that there is only one substance (monism) and that it is both God and the universe(pantheism)
·         Gottfried Wilhelm Leibniz (1646–1716)
1.        Pioneer in math and logic: invents calculus (as does Newton)
2.        Possible worlds: A fact is necessary if it is true in all possible worlds,contingent if it is false in some possible worlds, and impossible if it is false in all possible worlds
§  “Principle of the best”: Ours is the “best of all possible worlds”; ridiculed by Voltaire’s Candide through the figure of Pangloss
3.        Reality is made up of monads, simple, non-extended, unchanging substances that are the building blocks of the universe