Pages

Monday, December 5, 2016

Quy chiếu và hiện hữu (1) - Bài giảng của Kripke

Kripke xếp thứ 7 trong một trong số các danh sách lập cho vui, thứ tự top mười người đẹp gồm W, F, R, M, Q, H, K, N, M, K. Cuộc thi hoa hậu hoàn vũ được lập cho vui tại:

http://leiterreports.typepad.com/blog/2009/03/so-who-is-the-most-important-philosopher-of-the-past-200-years.htm

Nhìn vào tên đã thấy hoa mắt, vì lòng thòng, vòng vèo, và vì sao hoa hậu lại vỗ đèn đẹt vào vai các thầy mình khi bảo vệ PhD. Giờ tóm tắt bài giảng số 1, trong Quy chiếu và hiện hữu.

1) Một trong số các vấn đề hóc búa của triết học (philosophical conundrum) là việc sử dụng (gán, đặt) tên không quy chiếu. Tên cũng được gán cho những thực thể tưởng tượng. Có 2 quan niệm chính:

1.1 Mill (đứng thứ 4 trong top 5 người đẹp): tên riêng chỉ có denotation và không có connotation. Chức năng ngữ nghĩa của tên chỉ quy chiếu tới một đối tượng, nothing more, không có thuộc tính nào hết của đối tượng, giống như là thuộc tính của đối tượng được mô tả trong ngữ, câu. Ví dụ, Ronaldo sẽ khác với Rô điệu. Vì Ronaldo có thể là Rô béo hoặc Rô điệu. Trong khi Rô điệu có thuộc tính.

1.2 Frege và Rusell (Á hậu 1 và 2): tên không chỉ là một cái dấu hiệu, mà còn có cả nội dung, có cả connotation.

1.3 Theo Kripke, nếu theo F và R thì vấn đề nảy sinh là mối quan hệ giữa tên và các thực thể không hiện hữu. Các thực thể không hiện hữu thì thuộc tính của nó ở đâu? Do đó, bắt buộc sẽ phải nói, vì nó không có thuộc tính, nên không có những đối tượng như thế. Ngược lại, nếu theo M, và do đó, nếu tên chỉ là quy chiếu, thì không thể đặt ra câu hỏi, liệu cái đối tượng ấy có tồn tại hay không. Đây là lí do vì sao quan niệm của M có vẻ thất thế. Ngoài ra, theo K, chúng ta có thể sử dụng tên riêng, mà không cần biết liệu nó có quy chiếu hay không. Những cái tên trong diễn ngôn tưởng tượng/hư cấu như Sherlock Holmes hoàn toàn không khiến chúng ta bận tâm nó có quy chiếu hay không.

2) Theo K, hiện hữu ở đây hiểu là từng hiện hữu, không nhất thiết là hiện hữu tại thời điểm phát ngôn. K theo F và R. Có 2 thuyết (thậm chí là 4), phát triển độc lập từ F và R, như sau:

2.1 Theo K, cả F và F đều cho rằng, hiện hữu chỉ là tầng thứ hai của khái niệm (theo cách diễn đạt của F). Cụ thể, dù chúng ta dùng từ "hiện hữu" để chỉ một thuộc tính, hoặc như một mệnh đề, và nó được, hoặc không được minh chứng - "hiện hữu" ở đây mang nghĩa, là một thuộc tính của các thuộc tính, dù chúng được minh chứng/có thể lấy ví dụ hay không. Nói cách khác, chúng sẽ có một thuộc tính, nếu như nó được thể hiện ra, được minh chứng. Ở tầng thứ nhất, ngược lại, hiện hữu, tức sẽ có những thuộc tính có thể áp dụng tới những đối tượng, thực thể. Theo F và R, người ta không thể nói, một đối tượng là hiện hữu hay không, vì tất cả mọi thứ đều hiện hữu. Bởi lẽ, người ta không thể phân tách các đối tượng trên thế giới là hiện hữu và không hiện hữu.

2.2 Theo K, F và R cho rằng, với mỗi tên riêng, sẽ tương ứng có một chuẩn/điều kiện, hoặc thuộc tính mà các đơn thể được giả định là có thể gán tên. Ví dụ, Napoleon hoặc là (1) tướng bại trận Waterloo, hoặc rất nhiều thực thể khác, chúng ta có nghe về. Tên, nghĩa là, "cái đối tượng mà nó đáp ứng/trả lời được cái chuẩn/điều kiện đang gợi nhắc/tìm hiểu". Giải pháp của F và R như sau: Mỗi tên riêng sẽ liên đới tới một vài mệnh đề, và được giả định là được thể hiện ra/minh chứng là duy nhất. Giả sử, sự vật A là duy nhất với những thuộc tính đang truy tìm, người ta có thể nói, Napoleon hiện hữu, hoặc, một cách khái quát, A hiện hữu. Nếu không (những thuộc tính không duy nhất, không được thể hiện ra là duy nhất), người ta có thể nói A không hiện hữu. Nhưng người ta không bao giờ khẳng định, rằng một đối tượng là hiện hữu hay không, thay vào đó, sẽ khẳng định, hoặc phủ định rằng một mệnh đề được minh chứng ra là duy nhất.

K dẫn ra ví dụ hoa hậu W đã viết trong PI, trường hợp Moses (Hồi bé hay đọc là Môi-xê). Theo W, Moses sẽ mang nhiều nghĩa, chỉ nhiều sự vật, khi Moses không hiện hữu (Trong Cựu Ước, Moses đã dẫn dắt dân Do Thái thoát khỏi Ai Cập), hoặc tên của người đó không phải là Moses, hoặc chẳng có ai như Moses như Kinh thánh viết. Theo K, W theo truyền thống của F và R.

3) K đưa ra một kiến giải riêng, updated later.