TUẦN trước, Johnson đã dành những lời có cánh về lợi thế của người song ngữ. Trong đó phải kể đến năng lực xử lý các nhiệm vụ gắn liền "chức năng điều khiển" (việc này gắn liền với khả năng lập kế hoạch và chọn mục tiêu của não bộ), khả năng kháng cự tốt hơn trước bệnh đãng trí (dementia) khi tuổi xế chiều và - rõ ràng - là khả năng nói một ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, có một ưu điểm của người song ngữ mà tác giả có ý không đề cập tới. Những người nói được nhiều thứ tiếng khác nhau thường cho thấy [bản thân] có những tính cách khác nhau, hoặc thậm chí những thế giới quan dị biệt mỗi khi họ nói những ngôn ngữ khác nhau ấy.
Đây là một ý kiến thú vị, (thử tưởng tượng) mỗi cá thể có thể được mở rộng (tâm tư tưởng) của mình khi tinh thông hai hoặc vài ngôn ngữ. Rõ ràng (khi thể hiện ra với bạn bè mới quen biết, văn chương và hơn thế nữa), bản thân họ thực sự được mở rộng. Mặc dù vậy, điều này quả là khác biệt khi khẳng định- như nhiều người lên tiếng- rằng sẽ có một tính cách khác biệt khi sử dụng một ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, một đồng nghiệp trước đây của tôi ở tờ Economist thường bị đánh giá là anh ta sẽ thô lỗ hơn khi dùng tiếng Do Thái, so với khi xài tiếng Anh. Vậy thì điều gì đang diễn ra ở đây?
Benjamin Lee Whorf, nhà ngôn ngữ học người Mỹ mất năm 1941 đã cho rằng, mỗi ngôn ngữ mã hóa một quan điểm về thế giới và điều này có ảnh hưởng rất lớn tới người sử dụng thứ tiếng ấy. Thường được gọi là thuyết Whorf (Whorfianism), quan điểm này không tránh khỏi bị hoài nghi, trong đó tờ The Economist cũng đã từng tổ chức tranh luận về chủ đề này năm 2010. Tuy nhiên, vẫn có những lí do đáng tin cậy để cho rằng ngôn ngữ đã khỏa chiếu tư tưởng.
Sự ảnh hưởng này không nhất thiết phải là về từ vựng hoặc ngữ pháp của một ngôn ngữ thứ hai. Quan trọng hơn, hầu hết mọi người đều phải song ngữ đối ứng. Phần lớn trong số đó thủ đắc ngôn ngữ thứ nhất tại gia đình từ cha mẹ, sau đó mới tới ngôn ngữ thứ hai, thường thường từ nhà trường. Do đó, những người song ngữ thường có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau của họ - và không phải lúc nào ngôn ngữ thứ nhất cũng là ngôn ngữ họ thông thạo. Chẳng hạn, khi được kiểm tra ngoại ngữ, mọi người thường ít có xu hướng mắc phải bẫy tri nhận (cognitive trap) hơn (trả lời câu hỏi kiểm tra với đáp án tưởng như đúng nhưng thực ra sai) so với khi kiểm tra ở chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Một phần của lí do là khi trả lời các câu hỏi ở ngôn ngữ thứ hai thường làm chậm lại hoạt động tư duy. Không ngạc nhiên khi mọi người thường cảm thấy khác biệt khi họ nói ngôn ngữ ấy và cũng không lấy gì làm lạ khi họ cảm thấy thoải mái, tự nhiên hơn, có lẽ là quả quyết hoặc vui vẻ hoặc cụt lủn hơn, khi dùng ngôn ngữ họ được ngấm vào máu từ thời thơ ấu.
Còn tình trạng "cóp nhặt" các ngôn ngữ lẫn nhau khi người song ngữ được nuôi dạy trong môi trường đa ngữ? Ngay cả khi họ không thường có được ngữ năng đối ứng một cách hoàn hảo trong số hai ngôn ngữ mình biết. Tuy nhiên, trong trường hợp một người nào đó có ngữ năng hai ngôn ngữ gần tương ứng, vẫn có một nguyên nhân quan trọng khác khiến cho người đó sẽ cảm thấy khác biệt khi sử dụng hai ngôn ngữ này. Lí do là, có một sự rạch ròi rất quan trọng giữa song ngữ và việc hiểu biết văn hóa trong hai ngôn ngữ.
Nhiều người song ngữ nhưng lại không hiểu rõ văn hóa hai ngôn ngữ. Một số khác, tất nhiên, có. Với nhóm song ngữ thấu tận văn hóa (bicultural bilinguals), chúng ta sẽ thấy đôi chút ngạc nhiên khi họ tri cảm khác biệt theo từng ngôn ngữ. Các thí nghiệm tâm lí học đã cho thấy vai trò của việc "mớm" (trong giao tiếp) - các yếu tố nhỏ, không đáng chú ý có thể ảnh hưởng tới thái độ một cách đáng kể. Chẳng hạn, yêu cầu người khác kể một câu chuyện vui sẽ giúp họ có được một tâm trạng tốt hơn. Việc lựa chọn giữa hai ngôn ngữ chính là một thứ "mớm" rất đáng kể. Nói tiếng Tây Ban Nha thay vì tiếng Anh, với một người song ngữ Puerto Rican thấu hiểu văn hóa của hai ngôn ngữ có thể gợi lên những cảm giác về gia đình và cố hương. Cũng người trên, khi chuyển sang tiếng Anh, họ sẽ nghĩ về trường học và công việc.
Do đó, có hai lí do khả tín (sự bất đối xứng/ứng và các yếu tố tiền giao tiếp) có thể khiến mọi người cảm thấy khác nhau khi sử dụng các ngôn ngữ riêng biệt. Mặc dù vậy, vẫn có một quan điểm thứ ba. Gần đây, nhà kinh tế học Athanasia Chalari cũng trả lời phỏng vấn trên blog của tôi đưa ra một ví dụ "Những người Hi Lạp thường nói lớn tiếng và họ rất hay chen ngang lời người khác. Lí do nằm ở ngữ pháp và từ vựng của tiếng Hi Lạp. Khi những người Hi Lạp nói, họ bắt đầu các câu bằng động từ và dạng của động từ bao chứa rất nhiều thông tin đến mức người nghe sẽ biết họ định nói về cái gì ngay khi từ đầu tiên được thốt lên và do đó, ngắt lời người khác trở nên đơn giản hơn nhiều".
Liệu có điều gì thuộc về bản chất trong tiếng Hi Lạp khiến người Hi Lạp cắt ngang lời người khác? Ta hãy cùng xem cách Johnson đặt vấn đề. Mọi người có vẻ như hứng khởi kể lể những câu chuyện về di sản ngôn ngữ mà mình thừa hưởng và chúng đã ảnh hưởng như thế nào tới cách họ sử dụng ngôn từ. Một nhóm doanh nhân trí thức người Pháp từng đề xuất rằng chỉ có tiếng Pháp là ngôn ngữ hợp pháp duy nhất ở châu Âu, vì bản chất chính xác và nghiêm cẩn không ngôn ngữ nào sánh được. Một số người Đức tin rằng việc thường đặt động từ ở cuối câu có thể khiến ngôn ngữ sẽ trở nên đặc biệt logic. Nhưng các huyền thoại về ngôn ngữ không phải lúc nào cũng lên gân cốt. Một số người cho rằng các ngôn ngữ của họ không thường thiếu logic hoặc khó dùng - hãy chứng kiến tình trạng quá nhiều các cuốn sách cùng với dòng sau "Chỉ có trong tiếng Anh bạn mới đậu ở trên đường và lái xe ở nơi đậu xe; tiếng Anh chắc chắn là thứ ngôn ngữ điên khùng nhất trên thế giới"! Liệu những câu chuyện của những người theo thuyết Whorf có cho thấy một xu hướng (tự nhiên) đối với các ngôn ngữ ngoại lai. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến tình trạng chồng chéo chẳng lấy gì làm lạ giữa các danh hiệu tầm quốc gia cũng như những danh hiệu tự phong: tiếng Pháp: chuẩn mực, tiếng Đức: logic, tiếng Anh: sinh động. Tất nhiên rồi!
Trong trường hợp này, nữ học giả Chalari, ít nhất cũng đưa ra được một sợi dây nhân- quả cụ thể và dễ chấp nhận từ ngữ pháp tới tính cách: trong tiếng Hi Lạp, động từ bắt đầu câu và chứa nhiều thông tin, do đó dễ khiến người khác cắt ngang. Vấn đề là nhiều ngôn ngữ không liên quan trên thế giới cũng để động từ đầu câu. Nhiều ngôn ngữ trên thế giới thuộc loại hình biến cách, mã hóa thông tin ở trong các động từ. Sẽ là một phát hiện thú vị nếu như những người nói các ngôn ngữ không liên quan này có xu hướng cắt ngang lời nói lẫn nhau. Chẳng hạn dân xứ Wale cũng tạo câu với động từ ở đầu, với một ngôn ngữ biến cách như tiếng Hi Lạp, nhưng dân xứ này lại được biết tới là những người giao tiếp tự cao.
Những người theo thuyết Whorf hiện nay tiếp tục đưa ra bằng chứng và lí giải nhằm khẳng định rằng các ngôn ngữ khác nhau kiến người sử dụng các ngôn ngữ này nghĩ khác nhau. Một trong số các công trình gần đây là "The Bilingual Mind" do Aneta Pavlenko chủ biên, sẽ được xuất bản vào tháng 04, 2014. Trong khi đó, John McWhorter đưa ra cách tiếp cận ngược lại trong "The Language Hoax", cũng được xuất bản trong tháng 2 tới. Chúng ta sẽ có trở lại vấn đề này. Tuy nhiên, những quan điểm mạnh mẽ của những người theo thuyết Whorf không cần phải chứng tỏ giá trị đối với mọi người để họ cảm thấy khác nhau khi sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.
Theo Economist