Pages

Friday, May 20, 2016

Về Mộ Dung Phục với chiêu đấu chuyển tinh di

Theo bác Sao Biển - nhớ mang máng - Lộc Đỉnh Ký của cụ Dung đạt tới mức tối thượng về ý niệm, tuy rằng, bộ này cho mình một cảm giác, qua điện ảnh, chán đến khó tả. Qua, cái gọi là ngôn ngữ điện ảnh, anh chàng Hiểu Minh sến sẩm từ thần điêu cụt tay tới tay soái ca hãm tài, mọi thứ đã bị, tạm gọi là giải thiêng.Vi Tiểu Bảo được coi là người nhất, mặc dù mọi xảo thuật hay các yếu tố may mắn cộng lại lại hoàn hảo tới mức...tiểu thuyết hóa. Nhưng mà từ truyện võ hiệp, dường như bác Dung đã trở về với đời nhất bằng những hình tượng ít long lanh nhưng gần gũi, thực hữu [hơn].


Nhưng quay lại thời Thiên Long, bộ mình thích nhất, lại chẳng đã thỏa thuê người đọc bằng một bức tranh quá đỗi hùng vĩ và cũng quá đỗi người đấy sao. Trong đó, kẻ ác thù, kẻ chấp mê, đôi khi cũng không phải tại căn nguyên căn tính đã chót mang trái đắng tội tình, mà đôi khi vì quá mải mê chạy theo những bi kịch cũ, những đam mê cũ, những thù hằn cũ... để rồi khi chợt nhận ra, mọi thứ ở đời chỉ là ảo ảnh rất chóng qua, thì dường như đã trễ. May ra, gần cuối truyện, vị thượng tôn quét rác chùa võ công tuyệt đỉnh mới xuất hiện mang lời giải cho những chấp mê những ấn oan cũ. Đúng là ân ân tương oán đến bao giờ giải?

Nhưng ở đây, mình nhắc tới thằng cha Mộ Dung Phục với chưởng pháp đấu chuyển tinh di, aka "gậy ông đập lưng ông" cũng Bắc Phong Nam Dung hoành tráng. Xem ra, đến cuối cùng, thằng cha này vẫn chẳng thể thoát khỏi mọi chấp mê vinh hoa ảo ảnh, để rồi, đến nỗi xuống tay với cả những người thân tình, bỏ mặc cả tri âm, nhận kẻ ác làm cha vv... Mình cứ nghĩ, thằng cha này, với hắn, mục đích luận quá cao, hoặc quá chấp mê cái ngai vàng của cố quốc cũ kĩ. Nói đơn giản, Mộ Dung thiếu hiệp là một thanh niên thực hành khẩu hiệu bắt chuột, bất kể mèo trắng mèo đen. Tính ra, chỉ cần đủng đa đủng đỉnh ngày ngày chén rượu túi thơ đối ẩm tiêu diêu, Mộ Dung lại chẳng sớm trở thành một Phong Thanh Dương hay Vô Nhai Tử, tất nhiên ở đời, như một bàn cờ, ai mà biết trước.

Làm thế nào để biết là mình đã hết chấp mê bất ngộ?

Có phải Mộ Dung mang căn tính của kẻ ác đáng diệt cùng diệt tận không? Như người Việt lúc này, tiểu nông? Về mặt văn chương chưởng pháp thì hư-cấu-tính, ẩn dụ-tính với lại gán nhãn-tính là câu trả lời. Còn chúng ta?

Dẫu vậy, nếu Mộ Dung xuất hiện trong Lộc Đỉnh Ký, chẳng phải hắn đã trở thành sao xẹt hay sao, khi những xảo thuật và mưu toan đầy ám muội của hắn được dịp thi triển. Thế mới nói, đời mà, chả nói gì được.

Vậy nên, khi nói năng, người ta mới có "giả dụ, nếu, biết thế vv...".

No comments:

Post a Comment