Từ câu 1280
Thiếp hồng tìm đến hương khuê gửi vào .
Trướng tô giáp mặt hoa đào,
Vẻ nào chẳng mặn nét nào chăng ưa ?
Hải đường mơn mởn cành tơ,
Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng.Từ câu 1380:
Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông.
Hương càng đượm lửa càng nồng,
Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen.Đấy chưa, có sao đâu cơ chứ, thực từ với chả hư từ.
Nhưng mà trong này, có thể cân nhắc chỉnh sửa một chút. Câu ấy là câu này "Cốt sao để người đọc càng nhiều càng tốt". Người nông dân đắn đo xem có chuyện chi chăng. Các lựa chọn khả dĩ, đáng lí ra, như sau:
- Cốt sao để (càng nhiều) người đọc
- Cốt sao để người (vào) đọc (các bài ấy) càng nhiều càng tốt.
Nhiều khả năng, câu nguyên gốc có thể là "Cốt sao để người vào đọc các bài ấy càng nhiều càng tốt", nhưng vì một lí do nào đấy, đã bị lược bỏ thành "Cốt sao để người đọc càng nhiều càng tốt".
Tại sao "Cốt sao để người đọc càng nhiều càng tốt." không ổn? Ta thử so sánh với một số lựa chọn sau, dựa vào quy luật liên tưởng của ngôn ngữ:
"Cốt sao để người (ấy) đọc/ăn/uống càng nhiều càng tốt" ===> Thêm "ấy" nữa nhể, rõ ràng, nghĩa khác nhiều lắm: (chỉ) một người ấy + động từ + cái gì đó + nhiều lắm.
Ví dụ như tiêu đề của đoạn này "Càng cua nói càng cua càng cười", thì chuyện khi nói khác nhau ngắt nghỉ, khi viết khác nhau dấu phẩy, sẽ tạo ra những nội dung ngữ nghĩa khác nhau, trong một chừng mực nào đấy khả dĩ.
- Cua càng nói thì càng cua càng cười. Chẳng hạn chấp nhận nhân hóa tạm thời "càng", như truyện dân gian về chuyện càu nhàu giữa mồm, miệng với lại dạ dày, gan phổi.
- Con cua (có cái) càng nói, càng cua càng cười.
Tóm lại, người dọn vườn đề nghị câu trên báo nên sửa lại là "Cốt sao để càng nhiều người đọc càng tốt" thay cho "Cốt sao để người đọc càng nhiều càng tốt".
Điểm cuối cùng là, người dọn vườn, rất thích cách ví von "những con kền kền" trong bài báo trên. Và tất nhiên cũng không khoái khẩu gì món cải luộc rất phổ biến hiện nay.
No comments:
Post a Comment